29/06/2016 11:18 GMT+7

​Tỏi: công dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Hiện nay, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu các tác dụng dược lý và lâm sàng của tỏi là: chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống đột biến gen, giảm lipid máu và chống đông máu.

Cách chế biến các dạng tỏi dùng chữa bệnh

- Dạng sử dụng thông thường nhất là dùng tỏi tươi: ăn sống, hoặc dầm vào nước chấm, mỗi ngày thường dùng khoảng 2 tép tỏi là đủ.

- Tỏi ngâm dấm: trong môi trường acid tác dụng của tỏi tăng lên 4 lần, lấy 50g tỏi tươi bóc vỏ, đâm nhuyễn ngâm vào 100ml dấm gạo là tốt nhất, ngâm từ nửa tháng đến 1 tháng là sử dụng tốt.

- Tỏi ngâm đường: lấy 50g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm ngon.

- Rượu tỏi: 25g tỏi bóc vỏ, giã nát và ngâm với 100ml rượu trắng đậy kín, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25 - 30ml. Hoặc có thể chế biến theo cách khác: dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.

Tỏi đen (black garlic) là tỏi được lên men từ tỏi thường trong một thời gian dài, sản phẩm có màu đen, vị ngọt, không còn mùi cay hăng của tỏi thường và có tác dụng gấp hàng chục lần tỏi thường thấy, sau khi lên men hàm lượng các nhóm hoạt chất tăng rất cao, đặc biệt hàm lượng S-allyl-L-Cystein.

Cần lưu ý: nấu hoặc đặt tỏi trong lò vi sóng sẽ giảm hoặc mất hoạt chất allicin.

Lưu ý khi sử dụng tỏi

- Cần thận trọng sử khi có thai và cho con bú, trẻ em chỉ sử dụng liều thấp.

- Đường bôi đắp ngoài da: nếu để tỏi tiếp xúc trực tiếp trên da trong thời gian dài có thể gây bỏng.

- Có thể gây chảy máu nếu người sử dụng có rối loạn yếu tố đông máu hay đang uống các loại thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.

- Điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu dùng kết hợp tỏi hoặc chế phẩm có tỏi, vì bản thân tỏi gây hạ huyết áp động mạch.

- Không dùng tỏi lúc dạ dày trống vì tỏi kích thích niêm mạc dạ dày, dùng liều cao có thể gây viêm dạ dày.

- Ngưng sử dụng tỏi khi có chuẩn bị phẫu thuật.

- Không uống cùng một lúc tỏi với thuốc chống lao isoniazid, thuốc điều trị HIV, vì gây cản trở hấp thu các thuốc này vào cơ thể.

- Thuốc ngừa thai: tỏi làm giảm hiệu quả của viên thuốc chứa estrogen.

 Làm gì để khử mùi hôi miệng do ăn tỏi: ngậm với dầu dừa hay nước trà đậm đặc.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: tỏi