14/02/2008 05:38 GMT+7

Tòa án nào giải quyết ly hôn?

(dacdinh.nguyen@...)
(dacdinh.nguyen@...)

TT - Em gái tôi thường trú tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, chồng em tôi thường trú ở TP Biên Hòa. Vợ chồng em gái tôi có một con chung 5 tuổi, hiện cháu đang sống với cha. Nay cuộc sống hôn nhân phát sinh mâu thuẫn nên em gái tôi vừa làm thủ tục xin ly hôn nộp tại Tòa án TP Biên Hòa.

Xin hỏi em tôi muốn xin tòa chuyển hồ sơ vụ ly hôn này về giải quyết tại Tòa án huyện Cẩm Mỹ được không? Điều kiện nào thì em gái tôi được quyền nuôi con sau ly hôn? Thời gian giải quyết ly hôn là bao lâu?

- Theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, đơn xin ly hôn của em gái bạn đã nộp tại Tòa án TP Biên Hòa là đúng cấp tòa có thẩm quyền giải quyết (toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc). Ngoài ra, do đơn xin ly hôn của em bạn đã được thụ lý, nên việc xin chuyển hồ sơ vụ ly hôn này về giải quyết tại Tòa án huyện Cẩm Mỹ sẽ không được giải quyết.

Khi ly hôn vợ chồng em gái bạn được quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu hai vợ chồng em gái bạn không thỏa thuận được, thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của đứa con.

Đối với vụ án xin ly hôn, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trường hợp phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể kéo dài thêm không quá hai tháng. Sau đó, nếu có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì trong vòng một tháng tòa án phải mở phiên tòa (trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng).

Khi nào được tạm hoãn thi hành án?

* Do không đồng ý với quyết định của hai cấp tòa án ở huyện và tỉnh trong vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, nên tôi đã làm đơn xin tạm hoãn thi hành án gửi đến viện kiểm sát nhân dân và thi hành án ở địa phương. Xin hỏi tôi có được tạm hoãn thi hành án không?

- Trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất mà bạn là bị đơn đã được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm tại tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh, nên theo qui định của pháp luật về tố tụng dân sự thì bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, bạn có thể làm đơn gửi chánh án Tòa án nhân dân tối cao, hoặc viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để yêu cầu xem xét hoãn thi hành bản án trong các trường hợp sau:

1. Nếu vụ án của bạn được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm do bản án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

2. Nếu vụ án của bạn được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án mà tòa án, các đương sự không biết được khi tòa án ra bản án.

(dacdinh.nguyen@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên