- Tinh dịch bình thường có hai phần: phần chính gọi đơn giản là “cái”, tức tinh trùng.
Phần thứ hai không kém quan trọng là tinh tương hay gọi là “nước”: 60% từ túi tinh và phần còn lại từ tuyến tiền liệt. Một lượng nhỏ niêm dịch do các tuyến hành-niệu đạo tiết ra góp phần làm cho dịch có độ sệt dính. Không có tinh tương thì tinh trùng ra ngoài chẳng được mấy hồi là ngủm nên ta có thể coi quan hệ này như cá với nước. Tinh trùng có thể sống vài tuần trong ống dẫn và mào tinh, nhưng sau khi phóng vào âm đạo thì chúng chỉ sống 24-48 giờ.
Đường Fructose là nguồn cung cấp năng lượng cho tinh trùng “chạy” được trên đường đua marathon đi tìm trứng. Fibrinolysin trong tinh tương sẽ làm tinh dịch loãng để tinh trùng di chuyển dễ dàng. Khi phần “cái” hoặc “nước” bị nhiễm khuẩn thì tinh dịch trở nên đặc sệt, các thành phần hữu hình (tinh trùng, bạch cầu, tế bào biểu mô) quện lại với nhau thành đám gọi là tinh dịch vón cục. Lúc này xét nghiệm tinh dịch sẽ thấy lượng bạch cầu tăng cao, tinh trùng bị vi khuẩn ăn cụt đầu, cụt đuôi, có chú bị tê liệt, nhiều tay đua bị vi khuẩn đánh te tua không đủ sức chạy lên gặp trứng. “Con giống” có vấn đề thì làm sao mà dính bầu được.
Vì viêm nên bạn thấy đau lưng hay thỉnh thoảng tiểu gắt. Còn thủ phạm thì hà rầm, hàng chục loại vi khuẩn “nội” hoặc “ngoại” có cơ hội là nhảy vào cư ngụ ở đường tình dục của cả hai phái, nên bạn phải đến bệnh viện xét nghiệm mới mong biết được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận