![]() |
Toàn văn Quyết định, “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới” và Biểu mẫu Giấy chứng nhận sức khỏe của Bộ Y tế.Mọi người đều có quyền bình đẳng"Ngực lép" không được lái xe trên 50 cc!Sự phân biệt đối xử vô tình!Người dưới 40kg và dưới 1,45m không được cấp bằng lái: Chỉ áp dụng cho trường hợp cấp mớiQuyền đi lạiChiều cao, cân nặng không đủ yêu cầu: không được đi xe máyThấp bé, nhẹ cân, ngực lép... bỗng dưng muốn khóc! Muốn lái xe, phải qua 83 “ải” tiêu chuẩn!Cần thu hồi quyết định lạ lùng của Bộ Y tếGiao lưu trực tuyến: “Ai sẽ được cấp bằng lái xe?”
Nhưng thật ra việc căn cứ vào chiều cao chỉ là một tiêu chuẩn gián tiếp; tiêu chuẩn chính là chiều dài của chân. Trong tài liệu “Một số nội dung về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”, Bộ Y tế viết rõ: “Các tiêu chí này được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học: theo thông số kỹ thuật của một số xe môtô hai bánh có dung tích xilanh từ trên 50cc đến dưới 175cc, thì chiều cao yên xe trung bình 74-76cm. Để đảm bảo an toàn giao thông, người điều khiển xe môtô hai bánh phải có chiều dài của chân tối thiểu là 75cm. Mà để có chiều dài của chân từ 75cm trở lên thì người đó phải có chiều cao đứng trên 1,45m”.
Cần nhắc lại rằng chiều cao khi đứng (gọi tắt là chiều cao) bằng chiều cao khi ngồi cộng với chiều dài của chân. Trong ba chỉ số chiều cao trên, chiều cao khi đứng và chiều cao khi ngồi dễ đo nhất, nhưng trong thực tế có đến năm phương pháp khác nhau để đo chiều cao khi ngồi và chưa có phương pháp nào có thể cho là chuẩn cả. Cố nhiên, khi biết chiều cao đứng và chiều cao ngồi thì chiều dài của chân có thể xác định.
Bộ Y tế lý giải rằng bởi vì chiều cao trung bình của yên xe là 75cm, cho nên người lái xe cần phải có chiều dài của chân tối thiểu là 75cm để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Nhưng từ đó Bộ Y tế đã làm một suy luận khá táo bạo: họ giả định rằng một người phải có chiều cao đứng là 145cm thì mới có chiều dài chân bằng 75cm. Nói cách khác, giả định đằng sau phát biểu này là chiều dài của chân bằng 51,7% chiều cao (lấy 75cm chia cho 145cm).
Tôi có lý do để cho rằng giả định này không đúng với thực tế. Tôi và đồng nghiệp trong nước đã thực hiện một nghiên cứu trên khoảng 300 phụ nữ tuổi 16 trở lên. Những người này không có vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến thể trạng, và họ được chọn ngẫu nhiên từ các quận ở Hà Nội. Chúng tôi đo lường chiều cao, chiều cao ngồi và từ đó xác định chiều dài của chân. Kết quả cho thấy tính trung bình chiều dài của chân bằng 46% chiều cao, với độ lệch chuẩn là 1,4%. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu ở người Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và đảo Đài Loan: tức đúng 46%.
Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người Việt có chiều dài chân trên 75cm? Bởi vì chiều dài của chân bằng 46% chiều cao cơ thể, cho nên một người phải có chiều cao tối thiểu là 163cm mới có chiều dài của chân bằng 75cm. Chiều cao trung bình của người nam (trong độ tuổi 16-65) là 163,3cm và nữ là 153,4cm. Do đó, số người có chiều cao dưới 163cm là khoảng 50% nam và 95% nữ. Như vậy ở nữ chỉ có 5% người có chiều dài của chân trên 75cm. Nói cách khác, nếu căn cứ vào chiều dài của chân trên 75cm thì chỉ có khoảng 50% nam và 5% phụ nữ VN được phép lái xe gắn máy trên 50cc!
Ngoài ra, Bộ Y tế còn qui định người có vòng ngực dưới 72cm cũng không được cấp giấy phép lái xe gắn máy trên 50cc. Quy định này chẳng những thiếu cơ sở khoa học mà còn khó thực hiện. Lý do đơn giản là vòng ngực có mối tương quan với chiều cao: người càng cao vòng ngực càng lớn (và ngược lại). Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi vòng ngực cũng có tương quan với độ tuổi, nhưng hàm số tương quan phức tạp hơn là mối tương quan giữa vòng ngực và chiều cao. Do đó, dựa vào một giá trị tham chiếu bất biến (như 72cm) là không hợp lý và thiếu tính khách quan.
Những bàn luận trên đây cho thấy rõ ràng Bộ Y tế đã sai lầm trong giả định về cách tính chiều dài của chân. Sai lầm này dẫn đến sai lầm về quy định chiều cao. Nhưng vấn đề cơ bản hơn là tiền đề của việc dựa vào chiều cao. Câu hỏi đặt ra là: chiều cao có phải là yếu tố liên quan đến tai nạn giao thông?
Ở nước ta, nghiên cứu của Trường ĐH Giao thông vận tải (công bố trong hội nghị về giao thông ở vùng Đông Á vào năm 2005) cho thấy những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là: lái xe quá tốc độ chiếm 34% tổng số tai nạn, vượt tuyến ẩu và bất cẩn (22%), say xỉn (11%). Nghiên cứu này còn cho biết 50% tai nạn giao thông xảy ra trên các quốc lộ, 31% trên các đường trong các thành phố và chỉ 12% ở tỉnh lẻ. Cũng cần nói thêm rằng ở nước ta, 81% tai nạn giao thông là do nam giới gây ra.
Nghiên cứu ở Thái Lan (một nước có nhiều đặc điểm giao thông gần ta nhất) cho thấy các yếu tố nhân trắc có liên quan đến tai nạn giao thông là trong độ tuổi 15-19, độc thân, làm nghề buôn bán, lái xe gắn máy và đặc biệt là nam giới. Công trình nghiên cứu này một lần nữa cho thấy nam giới có xác suất gây tai nạn giao thông cao gấp hai lần so với nữ giới.
Thật ra không một nghiên cứu nào cho thấy chiều cao, trọng lượng hay vòng ngực là yếu tố liên quan đến tai nạn giao thông. Và cũng chẳng có nước nào trên thế giới quy định cấp bằng lái xe dựa vào các chỉ số thể trạng này.
Bác sĩ Trần Đông A (đại biểu QH TP.HCM):
Thấp bé nhẹ cân chưa hẳn đã yếu

Về mặt chuyên môn y tế, người ngực lép, thấp bé chưa hẳn là yếu, còn người cao to không đồng nghĩa là đủ khỏe mạnh để vận hành các phương tiện giao thông. Nếu chỉ đưa ra một tiêu chuẩn để nói rằng người ta không đủ khả năng dùng phương tiện này, phương tiện kia là không thuyết phục. Cần có cái nhìn tổng thể để đánh giá sức khỏe một con người, nghĩa là không được quy định đơn giản như thế.
Về mặt xã hội, cấm đoán những chuyện như vậy mà không có tính chất khoa học thì không giống ai, vì ở các nước không được sử dụng phương tiện giao thông đồng nghĩa với thất nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Thuyết (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng):
Không thể cấm đoán như vậy được!

Từ góc độ pháp luật, tôi cho rằng khi các cơ quan chức năng ra những văn bản dưới luật thì phải phù hợp với quy định của hiến pháp và pháp luật, đặc biệt ở đây là vấn đề liên quan đến quyền cơ bản của con người. Ai đó không thể chịu thiệt thòi hơn người khác trong việc tham gia giao thông, khi người ta vốn đã chịu thiệt thời về chiều cao, vòng ngực… Hơn nữa, cơ quan chức năng muốn ra những quy định như thế phải có điều tra cụ thể để chứng minh, chẳng hạn như điều tra xem mối liên quan giữa chiều cao với khả năng vận hành phương tiện đó như thế nào, thống kê xem số lượng tai nạn có liên quan đến những người thấp bé nhẹ cân...
Điều quan trọng hơn là anh làm quản lý nhà nước, khi đứng trước một vấn đề thì phải đề ra giải pháp khắc phục, tạo thuận lợi cho người dân, nhất là những người thiệt thòi, yếu thế trong xã hội chứ không phải đi đến cấm đoán.
Phó giáo sư, tiến sĩ ngành ôtô Nguyễn Lê Ninh:
Nhà thiết kế xe đã tính toán
Là người nghiên cứu về ngành ôtô, tôi thấy nhà sản xuất đã chú ý đến chiều cao người lái xe để thiết kế chỗ ngồi lái xe sao cho các thao tác chân tay ngồi lái được thuận lợi. Tôi cho rằng sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều đến người có chân tay quá dài hay quá ngắn, vì chiếc ghế người lái trên ôtô được dịch chuyển lên cao hoặc hạ thấp và cũng được thiết kế đưa ghế ra hoặc lùi ghế vào để chân tay người lái và đạp thắng được thuận lợi. Do đó, tôi cho rằng không nên đặt ra quy định chiều cao người lái để không cho phép lái ôtô.
Ông Nguyễn Hoàng Long - phó giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe Hoàng Gia TP.HCM:
Sẽ tốn hàng triệu đồng đi khám sức khỏe
Hiện nay, trường chúng tôi đã nhận nhiều học viên đăng ký học lái xe để đến tháng tám hoặc tháng 9-2009 dự thi giấy phép lái xe. Nếu đến lúc đó họ không đạt quy định của Bộ Y tế - nghĩa là họ không được dự thi giấy phép lái xe, sẽ phát sinh nhiều bức xúc về tiền học lái xe và công ăn việc làm bị dở dang. Tôi rất ngỡ ngàng khi Bộ Y tế quy định quá nhiều tiêu chí về sức khỏe gây khó khăn cho người học thi giấy phép lái xe.
Tôi đơn cử khám sức khỏe tổng quát ở Bệnh viện Việt Pháp - không đầy đủ như các tiêu chí của Bộ Y tế mà đã tốn 2-4,2 triệu đồng, còn nếu khám đầy đủ tiêu chí của Bộ Y tế chắc số tiền sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, tôi cho rằng nếu thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế sẽ nảy sinh tiêu cực như việc mua - bán giấy khám sức khỏe.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận