Phóng to |
Những người di cư từ nhiều quốc gia khác nhau đến Pháp, mang theo văn hóa bản địa của họ - Ảnh: NYT |
Éric Zemmour ngồi ở chiếc bàn sâu trong quán cà phê gần văn phòng làm việc của anh tại trụ sở tờ báo Le Figaro. Zemmour nói về cuốn sách mới nhất của anh là French melancholy (Sự hoài niệm của tiếng Pháp) hiện bán chạy nhất ở Pháp. “Quyền lực chính trị của Pháp kết thúc cũng kết thúc luôn tiếng Pháp - Zemmour nói - Bây giờ, người Pháp kể cả tầng lớp thượng lưu cũng đã “đầu hàng”. Họ chẳng quan tâm. Họ đều nói tiếng Anh. Còn tầng lớp lao động, không chỉ là người nhập cư, họ cũng chẳng quan tâm tới việc bảo vệ sự thanh khiết của ngôn ngữ nữa”.
Zemmour cho rằng trước làn sóng nhập cư và những ảnh hưởng từ bên ngoài, tiếng Pháp đã mất đi nguồn gốc Roman cổ điển đầy chất hào hùng và hào quang rực rỡ của văn hóa lịch sử..., những thứ vốn tạo nên giá trị cốt lõi của tiếng Pháp.
Nhiều người nghĩ Zemmour “cực đoan”, nhưng anh không phải người duy nhất lo lắng. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đã lên tiếng phàn nàn về “thói đua đòi học làm sang” của các nhà ngoại giao Pháp khi họ “sung sướng” được nói tiếng Anh hơn là nói tiếng Pháp.
“Bảo vệ ngôn ngữ, bảo vệ các giá trị mà ngôn ngữ đại diện cũng chính là cuộc chiến bảo vệ sự đa dạng văn hóa trên thế giới” - ông Sarkozy nhấn mạnh nhân 40 năm ra đời Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ gần đây. Vị tổng thống của nước Pháp cho rằng vấn đề ở đây không phải là tiếng Anh đang thống trị thế giới mà là thứ văn hóa “giống nhau hàng loạt, đồng dạng, đơn ngữ”.
Tình hình ở Pháp có vẻ “khẩn cấp” hơn vì bây giờ tiếng Pháp chủ yếu được nói bởi những người không phải là người Pháp. Hơn 50% trong số đó là người châu Phi. Người nói tiếng Pháp là người Haiti và người Canada. Còn những người Senegal, người nhập cư từ châu Phi và Đông Nam Á, hay Caribê ổn định cuộc sống ở nước Pháp, lại mang theo văn hóa của họ.
Tiếng Pháp có suy thoái hay không? Với Abdou Diouf, cựu tổng thống Senegal, hiện là tổng thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, câu trả lời là không. Từ năm 1970, tổ chức này đã phát triển mạnh, tiếng Pháp nay phát triển tập trung bên ngoài nước Pháp và phát triển mà không cần nước Pháp.
“Thực tế tương lai của ngôn ngữ Pháp là ở châu Phi. Những nơi khác, như từ Bỉ tới Benin, Libăng tới St. Lucia, Thụy Sĩ, Togo hay Tunisia, tiếng Pháp chỉ là một trong nhiều ngôn ngữ. Có nơi như Cameroon, tiếng Pháp chỉ là một trong hàng trăm ngôn ngữ. Điều đó nghĩa là với những nhà văn ở nơi đó, tiếng Pháp là một sự chọn lựa - ông Diouf nói - Chúng ta càng tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa về chính trị, kinh tế, quân sự thì sẽ càng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, giá trị và cả sự đa dạng. Sự đa dạng, chứ không phải đồng dạng, là kết quả thật sự của toàn cầu hóa”.
Thế giới đa cực đã xuất hiện, theo cách nghĩ của Didier Billion - một nhà khoa học chính trị quan tâm tới văn hóa Pháp. Ông nhấn mạnh: “Đó là xu hướng chính của thời đại chúng ta. Lần đầu tiên, mỗi người dân trên hành tinh, theo góc nhìn văn hóa, là một diễn viên trên sân khấu thế giới”.
Giới trẻ bây giờ có thể rất tự hào về văn hóa giàu bản sắc của họ. Nhưng họ cũng muốn mở cửa sổ nhìn ra thế giới qua Internet, và có những đặc tính khác bên ngoài đặc tính cố hữu. Didier cho rằng điều quan trọng là không có gì đối lập giữa hai mong muốn đó. Didier tự hào là người Pháp.
Nhưng 40 năm trước, tiếng Pháp là cách để duy trì ảnh hưởng trên các thuộc địa cũ của Pháp. Bây giờ, người Pháp sẽ phải học cách hiểu về văn hóa Pháp một cách khác. Vì có chung một ngôn ngữ không còn là cách đảm bảo có chung quan điểm về chính trị hay văn hóa nữa.
Ngày Pháp ngữ đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã mừng Ngày Pháp ngữ (20-3) như là một sáng kiến mới để gây ý thức và tôn trọng đối với lịch sử, văn hóa và những thành tựu của một trong sáu ngôn ngữ chính thức của thế giới. “Pháp ngữ, như là một ngôn ngữ làm việc của LHQ và là một thứ tiếng được nói tại tất cả các đại lục, đang nắm một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt sứ điệp của LHQ trên thế giới” - Kiyo Akasaka, phó tổng thư ký LHQ phụ trách Phòng thông tin công cộng và phối hợp đa ngôn ngữ tại LHQ, nói. “LHQ thực hiện đa ngôn ngữ như là một phương cách để thúc đẩy, bảo vệ và bảo tồn sự đa dạng của các ngôn ngữ và các nền văn hóa trên toàn cầu” - Akasaka nói thêm. Sáu ngôn ngữ chính thức của LHQ - Ả Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nga - sẽ được tôn vinh vào một ngày thích hợp cho ngôn ngữ đó: tiếng Pháp (20-3 trùng hợp với kỷ niệm 40 năm sinh nhật của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ), tiếng Tây Ban Nha (12-10), tiếng Ả Rập (18-12), tiếng Anh (23-4),tiếng Nga (6-6), tiếng Hoa (chưa được ấn định). QUANG HƯƠNG (Theo Xinhua) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận