Tuy nhiên văn bản này không quy định chi tiết về một số khoản như: hỗ trợ điện thoại, hỗ trợ xăng xe, tiền ăn trưa (mức trả tối đa theo quy định mức lương tối thiểu), khoán công tác phí, tiền thưởng doanh số (một số doanh nghiệp quen gọi là lương doanh số) có phải đóng bảo hiểm hay không và mức quy định tối đa là bao nhiêu?
(Võ Thị Thu Hà)
- Theo thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13-8-2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 147/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao quy định như sau:
* Thu nhập thường xuyên chịu thuế gồm:
+ Tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền) (điểm 2.1.1, khoản 2, phần I thông tư số 81/2004/TT-BTC);
+ Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp lễ, tết, ngày thành lập ngành, thưởng từ các nguồn dưới các hình thức: tiền, hiện vật (điểm 2.1.2, khoản 2, phần I thông tư số 81/2004/TT-BTC);
+ Các khoản thu nhập không tính trong tiền lương, tiền công được chi trả hộ như tiền nhà, điện, nước; các khoản thu nhập khác mà cá nhân được hưởng từ cơ quan chi trả thu nhập (điểm 2.1.6 và 2.2.7 khoản 2, phần I thông tư số 81/2004/TT-BTC).
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì các khoản thu nhập như: tiền hỗ trợ điện thoại, tiền hỗ trợ xăng xe (nếu không được tính là tiền công tác phí), tiền ăn trưa, tiền thưởng doanh sốphải chịu thuế thu nhập.
* Các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập bao gồm: tiền công tác phí là các khoản tiền trả cho phương tiện đi lại, tiền thuê phòng ngủ có chứng từ hợp pháp khoán công tác phí, tiền lưu trú theo chế độ; trường hợp khoán công tác phí thì chỉ được trừ những chi phí trên (điểm 4.2 khoản 4, phần I thông tư số 81/2004/TT-BTC).
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì thu nhập từ tiền khoán công tác phí và tiền hỗ trợ xăng xeđược tính chung vào tiền khoán công tác phí không phải chịu thuế thu nhập.
Theo điều 94 Luật BHXH, đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Căn cứ vào quy định trên thì tiền thưởng doanh số (lương doanh số) nếu được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động là tiền lương, tiền công thì khoản tiền lương, tiền công này được tính là tiền lương tháng để đóng BHXH. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH không được cao hơn 20 tháng tiền lương tối thiểu chung.
* Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính (nghị định 43). Hiện nay, do thay đổi công nghệ từ thủ công sang công nghệ số nên một số anh chị em lớn tuổi không đáp ứng được yêu cầu đã phải nghỉ việc.
Những anh chị em này đã được đề nghị giải quyết cho nghỉ hưu theo nghị định 132/2007/NĐ-CP. Có hai người sinh năm 1955 đã có quyết định được nghỉ. Số còn lại sinh các năm 1956, 1957 được trả lời là sẽ giải quyết trong năm 2009.
Trong thời gian chờ đợi, đơn vị tôi dù rất khó khăn vẫn giải quyết hỗ trợ hằng tháng mỗi người 70% lương, song số anh chị em này muốn đề nghị được hưởng nguyên lương. Vậy xin hỏi có quy định nào của Nhà nước về chế độ nghỉ chờ này không? Nếu có xin được cung cấp văn bản đó.
(Tran Kim Oanh)
- Đối với trường hợp của bạn nêu, hiện nay không có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về chế độ tiền lương của viên chức trong thời gian viên chức nghỉ việc để chờ giải quyết về chính sách tinh giản biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến cấp huyện theo quy định của nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận