Phóng to |
Đi lại trong vùng lũ Quảng Nam - Ảnh: Đ.Nam |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Còn ở thành thị, những người mắc bệnh này có ít hơn, chủ yếu do mang giày quá chật, do rối loạn thần kinh thực vật gây tiết nhiều mồ hôi ở bàn chân. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc tắm hồ bơi hoặc dùng chung giày, vớ. Công nhân ở hầm mỏ hoặc làm việc trong phòng cấp đông của xí nghiệp đông lạnh cũng có thể bị bệnh này.
Bệnh thường tự thoái lui nếu bàn chân khô ráo nhưng cũng có thể tái phát thành viêm mãn tính, và trở nặng nếu bàn chân chịu ẩm ướt thường xuyên. Dưới đây là những bài thuốc đơn giản trị bệnh này.
- Lá trầu không tươi + lá muồng trâu tươi giã nát đắp tại chỗ. Có thể dùng cả hai vị này sắc với ít nước cho sôi lửa nhỏ rồi ngâm chân cho ngập chỗ tổn thương khi nước còn nóng (chú ý tránh phỏng). Mỗi ngày có thể làm 2-3 lần, nhất là sau khi lội nước dơ.
- Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô (táo thấp), chống ngứa (giải độc) và sát trùng.
- Lá kim ngân (hoặc lá kinh giới) sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Nếu có tổn thương bội nhiễm (viêm nhiễm, lở loét chảy nước nhiều) thì thêm khoảng 5-10 gam tô mộc (thái phiến càng mỏng càng tốt) sắc chung. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
- Biện pháp phòng ngừa là trước khi mang giày nên lấy phèn phi tán bột mịn hoặc bột talc rắc vào kẽ chân.
Ngoài ra, xin giới thiệu một bài thuốc: kim ngân 12g, ké đầu ngựa 16g, kinh giới 12g, ý dĩ 16g, nhân trần 12g, thổ phục linh 20g, hoàng bá 12g, hi thiêm thảo 16g, cỏ mực 16g, liên kiều 12g, cam thảo 8g. Những vị thuốc trong bài hầu hết dễ tìm thấy ở nông thôn. Cách đơn giản để dùng là sắc uống. Trên thực tế lâm sàng, thầy thuốc thường căn cứ vào thể tạng từng bệnh nhân để gia giảm những vị thuốc hoặc liều lượng thích hợp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận