![]() |
Tách bạch quản lý nhà nước và các hoạt động đầu tưNăng lực con người sẽ quyết định chủ đầu tư Chủ đầu tư phải là người sử dụng công trìnhThuê tư vấn sẽ tránh tình trạng “xà xẻo” của công
Trong suốt quá trình này, chủ đầu tư dự án phải hoàn thành nhiều công việc, nhiều thủ tục khá phức tạp liên quan đến xây dựng cơ bản (đưa dự án vào kế hoạch, lên kế hoạch về vốn, tiếp nhận và giải phóng mặt bằng...) nên phần việc quản lý dự án nói chung và quản lý phần thi công xây dựng nói riêng, tôi cho rằng phải có một bộ phận đảm nhiệm. Tuy nhiên, đó phải là những người chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm.
Những qui định liên quan đến thuê tổ chức tư vấn đứng ra quản lý dự án không phải chúng ta không có. Hiện nay, các qui định về đầu tư xây dựng của chúng ta đang thực hiện theo Luật xây dựng năm 2003, trong đó hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư lựa chọn giữa hai hình thức là thuê tổ chức tư vấn quản lý hoặc trực tiếp quản lý bằng cách lập ban quản lý để giúp mình.
Nhưng từ khi luật này có hiệu lực cho đến nay, việc tổ chức quản lý dự án đầu tư mới chỉ thực hiện chủ yếu thông qua hình thức tự lập ban quản lý dự án dưới hình thức PMU để rồi thật sự trở thành vấn đề nóng bỏng sau vụ PMU18. Vậy tại sao hình thức thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án vẫn chưa được áp dụng?
Theo tôi nghĩ, vấn đề cơ bản nằm ở chỗ trong những qui định của Chính phủ (nghị định 16/2005) liên quan đến quản lý dự án, chưa có qui định nào cụ thể về việc trong điều kiện nào thì phải chọn hình thức quản lý gì, trong khi về trách nhiệm và quyền hạn của ban quản lý dự án thì lại cho phép ban này được đồng thời quản lý nhiều dự án đầu tư khi có đủ điều kiện năng lực.
Qui định chung chung kiểu như vậy, cùng với những qui định chung chung khác như tổ chức tư vấn phải có năng lực phù hợp (thế nào là phù hợp?) hay phải là tổ chức tư vấn độc lập (thế nào là độc lập, độc lập với ai và về mặt nào?) chính là lý do để việc quản lý dự án có những vấn đề như hiện nay.
Việc các bộ, ngành đang xem xét sửa đổi các qui định liên quan đến quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, theo tôi nghĩ, là rất cần thiết. Tuy nhiên, những sửa đổi đang được xem xét cần phải gắn với việc chuyển khâu quản lý dự án cho những đơn vị, tổ chức chuyên nghiệp và có quan hệ với chủ đầu tư thông qua hợp đồng. Bởi vì có một thực tế là trong nhiều dự án của chúng ta, các đơn vị quản lý dự án là cấp dưới của chủ đầu tư.
Chính vì vậy nên trong nhiều trường hợp, đơn vị quản lý dự án sẽ không thể “cãi” chủ đầu tư về những quyết định mang nặng tính tùy tiện, đại khái, duy ý chí của chủ đầu tư - vốn là những nguyên nhân dẫn đến thất thoát, lãng phí. Nếu quan hệ được duy trì dựa trên hợp đồng, các vấn đề phát sinh được giải quyết trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng và đơn vị tư vấn tồn tại độc lập thật sự đối với chủ đầu tư thì vấn đề này sẽ được giải quyết.
Tại Trung Quốc, sau khi chuyển đổi hoạt động đầu tư xây dựng theo cơ chế thị trường, người ta rất coi trọng hình thức tư vấn quản lý dự án độc lập mà họ gọi là “chế độ giám lý công trình”.
Áp dụng theo thông lệ quốc tế, Bộ Xây dựng Trung Quốc đã qui định cụ thể về việc những dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước đều phải ủy thác cho đơn vị giám lý làm quản lý dự án, đồng thời qui định cụ thể các vấn đề khác liên quan như hợp đồng ủy thác giám lý, nội dung và căn cứ để giám lý, yêu cầu về năng lực và đạo đức nghề nghiệp của đơn vị giám lý, trách nhiệm của đơn vị giám lý khi vi phạm hợp đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận