01/08/2004 17:13 GMT+7

Thừa Thiên - Huế: Đình Bàn Môn bị bỏ quên?

Bài, ảnh: CHÍ TƯỢNG
Bài, ảnh: CHÍ TƯỢNG

TTCN - Đình Bàn Môn cách quôc lộ 1A vào chừng 2km, thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia nhưng đã và đang bị xuống cấp do sự chăm lo không được chu đáo của cơ quan quản lý.

xWK3AvO9.jpgPhóng to
Đình Bàn Môn - di tích quốc gia đang chờ sự đối xử tử tế
TTCN - Đình Bàn Môn cách quôc lộ 1A vào chừng 2km, thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia nhưng đã và đang bị xuống cấp do sự chăm lo không được chu đáo của cơ quan quản lý.

Không chỉ thế, di tích này còn bị xâm hại bởi sự kém ý thức của một số người dân nơi đây, thậm chí của cả cán bộ địa phương này.

Bước vào đình, một cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi với cả nghìn mẩu tàn thuốc mới và cũ nằm la liệt trên nền. Hàng chục hộp đựng cơm trắng lóa trên những thảm cỏ mọc um tùm ngay ngoài cửa hông đình… Những “sản phẩm” này thể hiện sự kém ý thức và thiếu trách nhiệm đối với một di tích quốc gia vốn là niềm tự hào của chính họ!

Chưa hết xót lòng với những gì vừa chứng kiến thì chúng tôi thật sự “sốc” khi tham quan tiếp khu nhà tăng (nguyên để dùng việc hậu cần), ngay bên cạnh đình. Khu nhà này đã xuống cấp, cửa trống hoác, một số hạng mục đã rệu rã; và tệ hại hơn, trên nền khu nhà này còn có cả… phân người. Nghe nói lâu nay đình còn trở thành nơi “tình tự” của những đôi trai gái vào những đêm “trăng thanh gió mát”.

Theo sử sách và tư liệu lưu trữ của làng thì Bàn Môn đã trên dưới 530 tuổi, một trong những ngôi làng được khai canh lập ấp sớm nhất ở Thừa Thiên, còn được biết đến như là nơi bảo lưu được nhiều ngôi nhà rường cổ ngoài 100 tuổi. Con sông Truồi trong xanh, uốn lượn quanh làng cùng những hàng chè tàu được xén gọn bao lấy các ngôi nhà khiến làng có nhiều điểm tương đồng với làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế).

Hai vị khai canh làng là Hoàng Quý Công và Trần Quý Công đã được sắc phong, công nhận “tiền khai canh” dưới triều vua Tự Đức (1847 - 1833) và lần thứ hai dưới triều vua Duy Tân (1907 - 1916). Chính tại ngôi đình này đã ra đời chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên trên vùng nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế vào tháng 4-1930.

Ông Trương Văn Bích - nguyên chủ tịch UBND xã Lộc An - nói: “Trước sự xuống cấp ngày càng nặng của di tích đình Bàn Môn, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên, với HĐND tỉnh. Chúng tôi cũng đã lập tờ trình gửi Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên - Huế với khoản kinh phí đề xuất 60 triệu đồng. Cách nay khá lâu trên tỉnh có về đo vẽ gì đó rồi không thấy trở lại”.

Bài, ảnh: CHÍ TƯỢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên