23/07/2008 05:45 GMT+7

Thư tay - thông điệp hạnh phúc

KSOR H’YUÊN (CĐPTTH2, TP.HCM) 
KSOR H’YUÊN (CĐPTTH2, TP.HCM) 

AT - Một người bạn cùng lớp vừa đưa cho tôi một lá thư. Dòng chữ đập vào mắt tôi lúc ấy rất đỗi thân quen. Nét chữ đậm và dài đuôi ấy chẳng thể lẫn vào đâu được, nó nổi bật với hai từ nghe rất đỗi thân thương: "Con gái".

Chỉ với hai từ ấy thôi cũng đủ để tôi nâng niu có lẽ hơn cả gói quà sinh nhật mà mình được nhận trong buổi tiệc sinh nhật. Bỗng có tiếng đập mạnh sau lưng: "Chà! Thời buổi này còn có người lãng mạn rảnh rỗi mà gửi thư tay nhỉ? Bồ hả?". Giọng của nhỏ Vy cây hùng biện "đanh đá” nhất lớp. Tôi chỉ cười không buồn đáp lại.

Bước chân về phòng trọ tôi cố gắng bóc bao thư nhẹ nhàng. Tôi lẩm bẩm đọc vài câu bỗng nước mắt cứ thế tuôn ra, chỉ bởi những dòng chữ: "Con lên trường cũng được hai tuần rồi mà sao không thấy hồi âm về nhà vậy con? Học tập sao rồi mọi chuyện ổn cả chứ?".

Những câu này quen đến nỗi không cần đọc tôi cũng biết bố sẽ viết mấy câu ấy, tôi đã thuộc lòng đến tứng câu một. Nhưng dù thế tôi vẫn thích đọc chúng vì suy cho cùng nó là tất cả tình cảm, sự quan tâm, sự lo lắng của bố mẹ dành cho người con đang học xa nhà với bao điều phải lo nghĩ.

Những dòng thư ấy là nguồn cổ vũ tinh thần giúp tôi khỏe hơn những lúc đau ốm, là lời san sẻ những khi buồn vì kết quả học tập không như mong muốn, và nhiều điều khác mà hễ ai là sinh viên học xa nhà đều hiểu. Giọng của bố là thế, nhẹ nhàng, từ tốn, còn mẹ vốn thực tế hơn nên viết những câu đại loại như: "Chi tiêu tiết kiệm thôi con nhé, cái gì cần thiết thì hãy mua...".

Tôi chợt cười bởi mình vừa mua một cuốn tiểu thuyết nghe các bạn bảo là rất hay còn chưa kịp đọc, và tự hỏi mình đã tiêu xài đúng không? Hoàn cảnh gia đình tôi, tôi biết anh chị tuy đã có công ăn việc làm ổn định nhưng mỗi người đều có gia đình riêng với bao điều phải lo toan, không còn có chỗ để lo cho tôi. Bố mẹ già chỉ với đồng lương hưu khiêm tốn cho tôi ăn học ở thành phố đã là một sự cố gắng lớn. Mỗi lần đọc thư là mỗi lần tôi tự nhắc nhở chính mình phải cố gắng để không phụ lòng bố mẹ, anh chị...

Cả phòng trọ không ai hiểu tôi đang buồn hay đang vui vào những lúc tôi nhận thư. Chỉ bởi mỗi mình tôi có thư tay mỗi tháng. Với mọi người chuyện thư tay như là chuyện "cổ điển", thậm chí còn bị coi là "cổ hủ”. Riêng tôi, không bao giờ nghĩ viết thư tay là "lạ”. Bởi lẽ email tôi và bạn đều có thể sử dụng nhưng bố mẹ thôi thì không biết. Thư tay, đặc biệt là thư của bố mẹ có một ý nghĩa rất lớn. Dù xa nhà, xa mọi người nhưng tôi vẫn thấy có mọi người ở bên cạnh mình và tôi không còn cảm thấy cô đơn mỗi khi nhận được thư tay.

dcW7ZxAu.jpgPhóng to

Áo Trắng số 28 (ra ngày 15-07-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

KSOR H’YUÊN (CĐPTTH2, TP.HCM) 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên