31/07/2005 11:34 GMT+7

THPT dân lập: Bao giờ hết nỗi lo "đầu vào"?!

Theo Hà Nội Mới tin chiều
Theo Hà Nội Mới tin chiều

Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2004-2005 cả nước có 607 trường THPT ngoài công lập (CL)/2.224 trường THPT (chiếm 27,3%); riêng Hà Nội có 55 trường ngoài CL.

5Zl3Dklz.jpgPhóng to
Học sinh trường tư thục tại TP.HCM
Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2004-2005 cả nước có 607 trường THPT ngoài công lập (CL)/2.224 trường THPT (chiếm 27,3%); riêng Hà Nội có 55 trường ngoài CL.

Việc đa dạng các hình thức học tập và loại hình trường lớp đã giúp hàng triệu HS có điều kiện tiếp tục học tập ở các trường phổ thông, THCN, CĐ, ĐH. Song trên thực tế, khi ngày khai giảng đến gần, không ít trường THPT phải đương đầu với những khó khăn có thể… nhìn thấy được!

Trường dân lập và “thương hiệu” hút… trò!

Đến thời điểm này, sau hai lần Sở GD-ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn, đa số các trường THPT CL đều đã yên tâm với việc tuyển sinh đầu cấp. Số ít trường DL trên địa bàn thành phố cũng không lo chuyện tuyển sinh vì “thương hiệu” của trường trong nhiều năm qua giống như thỏi nam châm “hút” rất đông trò giỏi đến với trường. Nhưng thực tế có những trường DL, mỗi mùa tuyển sinh lại trở thành mỗi mùa… lo. Thậm chí đã có trường chỉ tồn tại được qua vài lần tuyển sinh là… "đóng cửa".

Trường THPT DL Lương Thế Vinh là một trong những trường DL đầu tiên của Hà Nội. “Thương hiệu” của trường được xây dựng dựa trên chất lượng đào tạo, điểm chuẩn “đầu vào” của trường ngang ngửa, thậm chí cao hơn cả những trường CL có tiếng của thủ đô. Tất nhiên mọi sự so sánh đều sẽ… khập khiễng, nhưng trong trường hợp này, với chất lượng đầu vào tốt, từ nhiều năm qua trường Lương Thế Vinh đã khẳng định được thương hiệu của mình trong làng giáo dục.

Với “tuổi đời” 15 năm, ngược hẳn với Lương Thế Vinh, Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng lại chứng minh mình bằng những kỳ tích “có một không hai”, hiếm trường nào "địch" được. Ngay học trò của trường cũng tự gọi trường mình là “Đinh… Kinh Hoàng”, vì trường nhận đầu vào khá “đặc biệt”: 20% HS yếu kém về đạo đức và 60% HS yếu kém văn hoá từ các trường THPT khác của thành phố chuyển về.

Thế nhưng với sự nỗ lực của giáo viên, của học trò, trường đã lập nên những kỳ tích. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt trên 90% và tỉ lệ HS yếu kém đạo đức chỉ còn từ 2 - 4%... ở khía cạnh nào đó, việc tạo “đất sống” cho những HS có lối sống… “khác người” cảm nhận được việc mình vẫn có thể là người có ích cho xã hội - là điều chẳng phải ai cũng làm được.

Điểm khó của trường dân lập

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục của mỗi trường lâu nay quá thiên về công tác quản lý, đến việc xây dựng đội ngũ những nhà sư phạm, đến cơ sở vật chất nhà trường… Nhưng yếu tố về vai trò của người học chưa được nghiên cứu và tác động chưa đúng mức, chưa đúng cách.

Trường Đinh Tiên Hoàng đã xây dựng “thương hiệu” trên cơ sở “lấy người học làm trung tâm”. GV của trường luôn luôn trăn trở với suy nghĩ phải tạo cho HS có động lực sống, học tập, rèn luyện. Cũng với quan điểm này, trường đã tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho 100% HS của trường. Trường đã khắc phục chất lượng đầu vào thấp bằng cách, chia nhỏ kiến thức cần truyền đạt tới từng đối tượng HS, thay vì cách giảng dạy “đại trà” cho tất cả các HS ở các trường công lập.

Trường đã “lập thành tích” trong việc chứng minh một mô hình giáo dục phù hợp cho những HS mà trường CL nào cũng muốn “loại bỏ”. Có thời kỳ quy mô trường đã lên đến gần 2.100 HS. Chỉ còn hôm nay nữa là các trường NCL kết thúc việc nhận hồ sơ HS trúng tuyển thì trường mới tuyển được 300/400 chỉ tiêu. Nếu trước đây, "đóng" ở phố Phan Đình Phùng thì chỉ vài ngày là tuyển xong nhưng từ khi chuyển về Vũ Thạnh, bên cạnh việc “mang tiếng” là trường “hạng bét”, cơ sở vật chất... "khiêm tốn" đã khiến việc tuyển sinh trở nên khó khăn.

Hiện nay, tuy số lượng các trường DL không phải là ít, tuy nhiên quan niệm của người dân cũng là “rào cản” đối với các trường DL trong tuyển sinh. Trong khi ở TP.HCM, người dân nghĩ “sang” mới vào trường tư thì ở Hà Nội đa phần đều nghĩ ngược lại.

Trên thực tế, trong những năm gần đây nhiều trường DL chứng minh được chất lượng của mình qua những thành tích thật chứ không phải báo cáo tổng kết năm học “ảo” theo kiểu truyền thống vẫn tồn tại trong nhiều trường. Hiệu trưởng một số trường THPT DL đã đề xuất phương án tạo điều kiện cho trường và HS yên tâm học tập, Nhà nước nên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường DL giống như các trường CL, sau đó cho... "thuê”.

Nếu thực hiện theo mô hình này, chắc chắn mục tiêu đến năm 2010, 40% HS THPT theo học tại các trường NCL sẽ không quá xa vời bởi vấn đề quan trọng nhất trong mỗi nhà trường là chất lượng giáo dục chứ không phải “cái mác” trường công hay trường tư.

Theo Hà Nội Mới tin chiều
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên