![]() |
Một mẫu thời trang của Đức Duy - Ảnh: T.T.D. |
Hàng hiệu Việt xuống phốThời trang Việt Nam đối diện thử tháchThời trang Việt Nam: Chưa có dấu ấn riêngThời trang "kéo" du kháchSức sống thời trang Việt ở New YorkThời trang Việt Nam dần định hình và phát triển
Chỉ là các nhà may
Xưa nay, để mở một cửa hàng may nho nhỏ là không quá khó. Có lẽ vì thế, mở nhà may là một trong những con đường lập nghiệp được nhiều người có chút tham vọng làm chủ lựa chọn nhất. Bỏ ra cây vàng đi học nghề, tuỳ vốn dắt lưng ít hay nhiều mà thuê cửa hàng lớn hay nhỏ, khu phố trung tâm sầm uất hay phố nhỏ, hẻm nhỏ, thậm chí là “nhà tôi ở đó”. Mua vài, thậm chí chỉ một máy may, nguyên phụ liệu, vài người thợ, dựng lên sẵn vài bộ đồ, trang hoàng showroom hoành tráng hoặc đơn giản, thế là một nhà may ra đời.
Nếu ông, bà chủ là người có gu, được học hành, đào tạo về nghề thiết kế thời trang, thì nhà may có thể được gọi là nhà mốt với phong cách thiết kế riêng biệt. Những bộ đồ may sẵn, trưng bày trong showroom thể hiện phong cách của nhà thiết kế, linh hồn của nhà mốt. Và phong cách ấy lựa chọn đối tượng khách cho riêng mình.
Ở các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, đâu đâu ta cũng gặp các nhà may, cửa hiệu may, loại nhỏ, vừa, đến đồ sộ, hoành tráng. Tên các ông, bà chủ được trưng lên hoặc một cái tên ghép, tên tây nào đó: Đức Hạnh, Thu Hương, Ngọc Lan, Vũ Việt Hà, Tô Thanh Ngà, Hương Giang, Coco, Linda…
Tuy rằng, với quy mô nhỏ, vốn mỏng, kỹ thuật non yếu cộng thêm sự hạn chế về kiến thức và ý chí làm giàu, trước “cơn bão” hàng hiệu đổ vào sau WTO, những nhà may kiểu này sẽ ra sao?
Trụ lại may ra chỉ là một số tên tuổi lớn, có hướng đi và cách làm bài bản, chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế tiếng tăm đã có uy tín (ví dụ: chuyên may vest đẹp: nhà may Khánh (Hà Nội), chuyên áo dài (Lan Hương Jijian), chuyên đầm, áo thêu lộng lẫy (Tô Thanh Ngà), Võ Việt Chung, Liên Hương chuyên may cho người mẫu…
![]() |
Mẫu thời trang của Nino Maxx |
Khoảng dăm năm trước, một số anh tài trong làng mốt Việt Nam xuất hiện và được coi là những hiện tượng đáng mừng. Những PT 2000, Blue Jeans, WOW, Việt Thy… những thương hiệu này mở showroom ồ ạt, phong cách trang trí và trưng bày trẻ trung, hiện đại, giá cả phải chăng, mẫu mã đa dạng và thực tế. Giới trẻ ào đến với các thương hiệu này như một giải pháp cho sự mới mẻ và sành mốt.
Sự thành công bùng nổ ấy thật đáng quý và đáng ghi nhận. Nhiều người nhăm nhe nhảy vào làng thời trang rắp tâm tìm hiểu bí quyết kinh doanh của các thương hiệu đó. Nhưng cho dù chưa vào WTO thì hiện nay, thời hoàng kim của các thương hiệu kể trên hình như qua rồi.
Mới chỉ có ít ngọn gió phương Bắc thổi vào (hàng Trung Quốc) mà khách hàng Việt đã trôi dạt tứ tung. Hàng thời trang Trung Quốc đáp ứng đủ cả, từ bình dân lên trung cấp rồi cao cấp. Giá cả dù ở tầng nào cũng luôn rẻ hơn hàng “Made in Vietnam” một cách bất ngờ. Mẫu mốt vô cùng đa dạng và luôn đi trước, tạo sức thu hút đặc biệt đối với khách hàng trẻ.
Có thể tạt qua chợ Hôm hoặc Đồng Xuân mua một chiếc quần của Tàu với khuy, túi kiểu cách mà giá chỉ có 50.000 đ. Nhưng có thể bước vào một shop thắp đèn sáng choang để mua một chiếc quần A/X trông cực xịn (cũng hàng Tàu) với giá 550.000 đ. Và, những thương hiệu PT 2000, Nino Maxx… cho dù mở thêm window bắt mắt vẫn bị nghiêng bởi thị trường bị chia sẻ.
Trăn trở tính đường đi nước bước, nhưng tạm thời ý tưởng giúp họ vượt qua thời kỳ khó này hình như chưa tới. Hàng Tàu thay mốt nhanh, trong khi hàng Việt Nam còn lần mò các khâu từ nghiên cứu thị trường, mẫu mã và quy trình sản xuất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận