11/11/2003 18:49 GMT+7

Thiết kế Nhà Quốc Hội - Hội trường Ba đình mới: Làm lại từ đầu

Theo TT&VH
Theo TT&VH

Quyết định tách Hội trường Ba Đình ra một địa điểm mới gần SVĐ Quốc gia thay vì để chung trong toà nhà Quốc hội cũng có nghĩa là thiết kế Nhà Quốc hội - Hội trường Ba Đình (mới) đã được lựa chọn của một nhóm kiến trúc sư (KTS) người Đức sẽ không được sử dụng. Trước khả năng thay đổi thiết kế này, báo giới đã có cuộc trao đổi với KTS Nguyễn Trực Luyện (Chủ tịch Hội KTS VN):

LEwNefgN.jpgPhóng to
Thiết kế Nhà Quốc hội "một khối tròn, các khối vuông" của các KTS người Đức
Quyết định tách Hội trường Ba Đình ra một địa điểm mới gần SVĐ Quốc gia thay vì để chung trong toà nhà Quốc hội cũng có nghĩa là thiết kế Nhà Quốc hội - Hội trường Ba Đình (mới) đã được lựa chọn của một nhóm kiến trúc sư (KTS) người Đức sẽ không được sử dụng. Trước khả năng thay đổi thiết kế này, báo giới đã có cuộc trao đổi với KTS Nguyễn Trực Luyện (Chủ tịch Hội KTS VN):

* Thưa ông, cho tới thời điểm này, chưa có một thông báo chính thức nào từ phía các cơ quan chức năng về việc có sử dụng phương án thiết kế kiến trúc của Đức hay không?

- Theo tôi, trong tình hình mới này thì thiết kế đó không thể sử dụng được nữa. Người ta đã thiết kế nó cho một tổ hợp công trình gồm Nhà Quốc hội (khối tròn) và Hội trường Ba Đình (hay Trung tâm Hội nghị Quốc gia (TTHNQG) - khối vuông bao quanh). Đó là một chỉnh thể và chỉnh thể đó được đặt trong bối cảnh kiến trúc cụ thể không thể tách rời trong khu trung tâm chính trị Ba Đình.

Nay TTHNQG được chuyển ra một vị trí khác thì không có nghĩa là có thể "cấu" khối vuông đó ra được. Trong sáng tạo kiến trúc, rất kị cưa, cắt, mổ, xẻ từng bộ phận như thế. Thực tế, khi có yêu cầu mới, nội dung mới, địa điểm mới thì phải sáng tạo cái mới.

* Ông có tiếc vì trường hợp bất khả kháng này khi chúng ta không thể thực hiện được công trình kiến trúc lớn, là điểm nhấn của cả khu vực trung tâm chính trị Ba Đình?

- Sao lại lấy làm tiếc? Ngược lại mới đúng. Đứng về phương diện kiến trúc, Hội KTS VN cũng như chính bản thân tôi rất hoan nghênh việc tách công trình TTHNQG ra khỏi Nhà Quốc hội và cả việc đưa nó ra khỏi trung tâm chính trị Ba Đình.

Từ mấy năm trước, khi ý tưởng xây dựng TTHNQG được đưa ra bàn bạc, chúng tôi đã lo ngại. Vì TTHNQG sẽ là nơi diễn ra các hội nghị lớn, các hoạt động văn hoá, xã hội, như thế nó sẽ không phù hợp với tính chất của khu vực trang nghiêm - là trung tâm chính trị Ba Đình. Còn Nhà Quốc hội, là công trình số 1 của quốc gia, cần phải toát lên tính chất bề thế, nghiêm trang của cơ quan quyền lực cao nhất này.

Khi ý tưởng gắn nó với Nhà Quốc hội thì về mặt chuyên môn, chúng tôi càng thấy không hợp lý và đã nêu ý kiến này bằng miệng và bằng văn bản. Chúng ta không nên gắn 2 công trình có chức năng không giống nhau vào một chỉnh thể kiến trúc.

Bất hợp lý nhất là tổ hợp 2 công trình này đã ảnh hưởng mạnh đến khung cảnh kiến trúc của khu vực Ba Đình, vốn đã được định hình từ trước. Khối tích của chúng quá lớn chiếm tới 40% diện tích đất, chỉ còn lại một nửa dành cho cảnh quan. Chúng ta thử so sánh, theo tiêu chuẩn xây dựng của VN thì loại nhà biệt thự cũng không được chiếm quá 30%. Ở nhiều nước trên thế giới, những công trình cùng loại với Nhà Quốc hội - TTHNQG thì chỉ chiếm dưới 20%, có nơi chỉ 3%...

* Nhưng cuộc thi vừa qua vẫn đưa ra được những thiết kế ưng ý, nổi bật nhất là phương án thiết kế của Đức?

- Đúng thế. Với "đầu bài" đặt ra quá khó như tôi vừa nói, các KTS người Đức đã làm rất bài bản, nghiêm túc. Họ đã cố gắng "giấu" sự đồ sộ của công trình bằng các giải pháp như: lẩn một phần xuống lòng đất, không tạo ra những khối lớn mà chia công trình thành các khối nhỏ gắn kết với nhau... Tuy nhiên cũng chính vì thế mà sự bề thế trang nghiêm của công trình lại không còn được như mong muốn nữa.

Tôi luôn cho rằng thiết kế đó là khá hơn cả, do biết "liệu cơm gắp mắm", nhưng chưa thể thoả mãn các nhà chuyên môn cũng như một bộ phận nhân dân về tầm vóc của một công trình làm Nhà Quốc hội.

* Hoá ra "trong cái rủi có cái may". Với những thay đổi trong việc thiết kế và thi công công trình Nhà Quốc hội - TTHNQG, các nhà chuyên môn lại có cơ hội làm tốt hơn nữa, để công trình này thực sự được như mong muốn. Từ kinh nghiệm trong việc lựa chọn thiết kế vừa rồi, theo ông, tới đây nếu tổ chức lựa chọn, chúng ta nên lưu ý điểm gì?

- Hiện chưa biết chính xác vị trí của TTHNQG, nhưng việc chuyển nó ra một khu đô thị mới như ở gần SVĐQG là phù hợp.

Còn về thiết kế Nhà Quốc hội, nếu có tổ chức thi thì theo tôi, rút kinh nghiệm cuộc thi trước, nên thi cả 2 vòng: vòng thứ nhất là thi về ý tưởng, để chọn ra những ý tưởng thể hiện tốt nhất "đề bài"; từ đó mới thể hiện thành các giải pháp kiến trúc để thi tiếp. Cách làm này tuy có vẻ mất thời gian nhưng lại chọn được những thiết kế tối ưu.

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    t\u00e1ch H\u1ed9i tr\u01b0\u1eddng Ba \u0110\u00ecnh ra m\u1ed9t \u0111\u1ecba \u0111i\u1ec3m m\u1edbi g\u1ea7n SV\u0110 Qu\u1ed1c gia thay v\u00ec \u0111\u1ec3 chung trong to\u00e0 nh\u00e0 Qu\u1ed1c h\u1ed9i c\u0169ng c\u00f3 ngh\u0129a l\u00e0 thi\u1ebft k\u1ebf Nh\u00e0 Qu\u1ed1c h\u1ed9i - H\u1ed9i tr\u01b0\u1eddng Ba \u0110\u00ecnh (m\u1edbi) \u0111\u00e3 \u0111\u01b0\u1ee3c l\u1ef1a ch\u1ecdn c\u1ee7a m\u1ed9t nh\u00f3m ki\u1ebfn tr\u00fac s\u01b0 (KTS) ng\u01b0\u1eddi \u0110\u1ee9c s\u1ebd kh\u00f4ng \u0111\u01b0\u1ee3c s\u1eed d\u1ee5ng. Tr\u01b0\u1edbc kh\u1ea3 n\u0103ng thay \u0111\u1ed5i thi\u1ebft k\u1ebf n\u00e0y, b\u00e1o gi\u1edbi \u0111\u00e3 c\u00f3 cu\u1ed9c trao \u0111\u1ed5i v\u1edbi KTS Nguy\u1ec5n Tr\u1ef1c Luy\u1ec7n (Ch\u1ee7 t\u1ecbch H\u1ed9i KTS VN):" />