Đề thi Văn vào lớp 10: "Trái tim có điều kỳ diệu", chấm hết!Tác giả đề Văn "Trái tim có điều kỳ diệu" nói gì?
![]() |
Thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi bước vào phòng thi môn Văn tại Hội đồng thi Lê Lợi (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng |
Hầu như trường nào cũng tổ chức "truy bài" cho HS. HS của mỗi lớp được chia thành những nhóm nhỏ và mỗi ngày kiểm một số bài nhất định theo kế hoạch. Người kiểm bài không cần thiết là GV bộ môn đó. Đôi khi lại là những Giám thị hay nhân viên văn phòng của trường.
HS bị buộc phải đọc vanh vách những gì có trong đề cương ôn tập, không được sai một chữ. Xin nhấn mạnh: không được sai một chữ. Nhiều HS phải đến 9, 10 giờ đêm mới về vì không thuộc nổi khối lượng này. Vài ba lần không thuộc là phụ huynh sẽ bị trường mời đến để... hợp tác. Cách thi cữ như vậy trở thành cách thi trí nhớ. Ai có trí nhớ tốt sẽ đậu cao. Ai có trí nhớ kém sẽ phải chịu thiệt thòi.
Và giáo dục con người trở thành việc luyện trí nhớ. Khi không có trí nhớ tốt thì phải quay cóp. Khi quay cóp bị ngăn cản thì phải nhờ đến người khác. Và vấn đề Hà Tây trong kỳ thi vừa qua chỉ là hệ quả hẳn nhiên của một cách thi cử như thế.
Mong rằng cách làm của Ninh Thuận được nhân rộng để ít ra chúng ta cũng có một cái gì đó chính danh: thi là để kiểm tra mức độ lãnh hội một khối lượng kiến thức, không phải để kiểm tra trí nhớ. Nhân tài mà chỉ nhờ vào trí nhớ thì còn thua xa cái... computer
* Cháu là một học sinh ở TP.HCM vừa thi xong kỳ tuyển sinh lớp 10. Cháu rất hài lòng với môn Văn đã thi xong mặc dù về văn cháu không được thích lắm. Sau khi cháu đọc xong đề thi văn ở Ninh Thuận, cháu rất thích và ước gì đề ở TP.HCM được như vậy.
Cháu thích vì đây là dạng đề nghị luận xã hội, rất thoáng, không ép buộc học sinh theo khuôn mẫu và có rất nhiều điều cần phân tích, chứng mính, phản ánh rõ cách nhìn của học sinh đối với xã hội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận