11/05/2004 14:38 GMT+7

"Thí điểm" hay "thử và sai"?

CHÂU LONG
CHÂU LONG

TTO - Vừa qua, Bộ GD-ĐT quyết định đưa phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật (PPLST KHKT) vào nghiên cứu để triển khai trong chương trình giảng dạy. Tuy nhiên tại sao với bề dày thời gian tới 30 năm, PPLST chưa đi vào cuộc sống?

Trong quá trình giải các bài toán cuộc sống, trước một số tìng huống nảy sinh, người giải thường không có cách suy nghĩ nào hiệu quả, việc tìm lời giải thường diễn ra một cách mò mẫm. Thông thường khi nhận được bài toán, người giải hiểu nó không thật kỹ. Dựa trên sự liên tưởng, liên quan đến những dữ kiện có phần tương tự như những bài toán đã giải trước đó, người giải nghĩ ngay đến việc áp dụng các ý tưởng sẵn có trong trí nhớ hoặc cách tiếp cận, cách giải quen thuộc.

Người giải đưa ra các phép "thử" đầu tiên. Sau khi phát hiện ra những phép thử đó "sai", người giải quay trở lại với đầu bài toán để cố gắng hiểu bài toán đúng hơn, và tiến hành các phép "thử" khác. Kiến thức và kinh nghiệm riêng của người giải luôn có khuynh hướng đi theo lối mòn. Các phép "thử" lại tiếp tục "sai", người giải mất tự tin dần và các phép thử trở nên lộn xộn. Cũng có khi một phép thử may mắn cho lời giải đúng, mặc dù giải được bài toán, người giải vẫn không giải thích được tại sao đúng.

Đối chiếu thực tiễn quản lý đô thị hiện tại, một vấn đề đang trở nên bức thiết đối với các nhà quản lý. Dường như chúng ta đang đi theo phương pháp, tên gọi đầy đủ là "phương pháp thử và sai" (Trial and error method). Chúng ta đang tiến hành phương pháp "thí điểm" hàng loạt các mô hình quản lý: Dịch vụ hành chính công; Cải cách hành chính một cửa một dấu; Mô hình HĐND hai cấp...

Thí điểm là làm thử, đúng thì chấp nhận sai thì loại bỏ. Kết quả ra sao: có mô hình ngay từ đầu gây nhiều tranh luận, "thí điểm" được hai năm thì chấm dứt (dịch vụ hành chính công); Có mô hình cho kết quả ban đầu khá tốt, nhưng lại không đánh giá kết luận được tính hiệu quả để triển khai đại trà (cải cách hành chính một cửa một dấu); Có mô hình được đề nghị thí điểm triển khai quyết liệt, nhưng sau đó dừng lại (mô hình HĐND hai cấp)...

Phải chăng điều hành quản lý đô thị không còn giải pháp nào hay hơn "thí điểm", một phương pháp "thử và sai". Một điều đáng tiếc là chúng ta đang tiến hành "thí điểm" khá nhiều thứ, cho đó là phương pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề quản lý kinh tế - xã hội.

CHÂU LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên