Nhiều lĩnh vực công nghệ sinh học đã có tính ứng dụng cao và phổ biến trong đời sống xã hội như: Ứng dụng sinh học phân tử trong chọn giống cây trồng, vật nuôi, trong giải mã hệ gen (genome) lúa, trong xác định ADN để tìm hài cốt liệt sĩ, xác định các thể người phục vụ an ninh; trong nhân nhanh giống cây trồng bằng công nghệ invitro, trong cấy truyền phôi gia súc; trong chẩn đoán các bệnh lạ như vàng lùn, lùn xoán lá, bệnh lùn lụi lúa, bệnh cúm A/H5N1, A/H1N1, A/H7N9…; trong ứng dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị một số bệnh “nan y”; trong chế tạo nhiều loại chế phẩm, sinh phẩm có hoạt lực tốt phục vụ cho ngành nông nghiệp, y tế, môi trường.
Thành công bước đầu này phải ghi công cho những nỗ lực đóng góp của các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Bởi so với các nước tiên tiến, đầu tư cho công nghệ sinh học của Việt Nam còn khiêm tốn, điều kiện làm việc cũng như chế độ tiền lương cho các nhà khoa học còn hạn chế, song các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực này đã chủ động, sáng tạo để nâng cao năng lực chuyên môn và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế-xã hội, với nhiều kết quả được đánh giá cao không chỉ trong nước mà còn cả ở tầm quốc tế.
Công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi thế giới. Chính vì vậy mà nhiều tổ chức và chuyên gia trên thế giới đã khẳng định thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ sinh học. Và đây cũng là một trong những ngành được ưu tiên trong phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận