28/04/2007 04:36 GMT+7

Thay trừng phạt bằng những biện pháp tích cực

KIM LIÊN
KIM LIÊN

TT - Ông NGUYỄN HỮU TÂM, chuyên viên tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, và tập thể giáo viên, ban giám hiệu các trường đang thí điểm xây dựng “Môi trường học thân thiện” đã thực hiện đề tài “Biện pháp thay thế trừng phạt trong quản lý lớp học” để triển khai cho giáo viên tiểu học trong TP. Trao đổi với chúng tôi, ông Tâm cho biết:

kqdiAX3e.jpgPhóng to
Các em học sinh đang khởi động buổi học bằng một bài hát - Ảnh: Công Nhật
TT - Ông NGUYỄN HỮU TÂM, chuyên viên tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, và tập thể giáo viên, ban giám hiệu các trường đang thí điểm xây dựng “Môi trường học thân thiện” đã thực hiện đề tài “Biện pháp thay thế trừng phạt trong quản lý lớp học” để triển khai cho giáo viên tiểu học trong TP. Trao đổi với chúng tôi, ông Tâm cho biết:

- Không ít giáo viên (GV) có thói quen giáo dục HS bằng cách trừng phạt thể xác như đánh trẻ bằng tay hay roi, buộc trẻ phải ngồi hay quì trong các tư thế khó chịu, hay buộc trẻ thực hiện quá mức các bài tập thể lực, đe dọa trẻ... Hay trừng phạt tinh thần bằng cách sỉ nhục hay hạ thấp nhân phẩm HS như chửi bới, mỉa mai, xa lánh hay bỏ mặc trẻ...

Cũng cần nói thêm GV không ai không ý thức việc sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể trẻ em là điều không nên làm và không có tác dụng giáo dục, thế nhưng họ vẫn làm với trạng thái không kiềm chế và thiếu hiểu biết về tâm lý.

* Biết sai nhưng qua một số sự việc đã xảy ra, hầu như các GV đều đưa ra những lý lẽ cho hành động của mình. Là nhà giáo dục, ông giải thích việc này thế nào?

- GV cho rằng trừng phạt thân thể có tác dụng duy trì kỷ luật lớp học ngay tại thời điểm đó. Họ cho rằng các nhà khoa học đã quá cường điệu về ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể với lập luận: “Hồi chúng tôi đi học cũng bị trừng phạt như vậy thôi, có thể nói nhờ cha mẹ, thầy cô đánh mắng mà tôi ngoan ngoãn tiến bộ hơn”. Có người cho rằng đấy chỉ là cách bất đắc dĩ cuối cùng có ích dành cho trẻ khó bảo, những đứa trẻ không “ưa ngọt”. Ngoài ra họ viện tới phong tục tập quán, tín ngưỡng “thương cho roi cho vọt” hay “tiết kiệm roi vọt chỉ hư trẻ nhỏ, đánh trẻ là dạy trẻ”... và máy móc xem đó như sự ủng hộ cho phép.

Chúng tôi đưa ra 15 biện pháp tích cực khác nhau để mỗi GV có thể tìm ra cho mình cách giải quyết thích hợp nhất. GV dành thời gian nói chuyện với HS, mời phụ huynh hoặc người nuôi dưỡng cùng tham gia suy nghĩ, thông cảm và chia sẻ. GV cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho lớp học tham gia việc thực hiện kỷ luật dân chủ qua việc giúp HS lập ra nội qui lớp học, và liên hệ những luật lệ của khu vực trong xã hội nơi các em sinh sống để khuyến khích các em tạo ra một tập thể tôn trọng lẫn nhau...

Tuy biện minh cho hành động của mình vậy nhưng bản thân GV vẫn cảm thấy lo lắng vì không phải trẻ nào cũng tiến bộ hơn khi bị trừng phạt. Nhiều GV cảm thấy bế tắc trong việc giáo dục học trò và lo ngại cách trừng phạt như vậy có ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của mình, mọi trách nhiệm sẽ đổ lên vai mình...

* Thầy cô nhà trường có bao giờ tìm cách cảm nhận tâm trạng của các em khi bị xử phạt như vậy?

- Sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể có tác dụng trong thời gian trước mắt, trẻ sẽ ngưng sai phạm lúc đó nhưng lặp lại vào lúc khác. Hành động này sẽ phát triển ở trẻ thái độ thù nghịch, trẻ ngộ nhận cứ sử dụng bạo lực là hiệu quả, nó phản lại quá trình phát triển về mặt đạo đức... Lâu dài, bản thân đứa trẻ cũng chai lì với đòn roi, thanh thiếu niên trở nên hung tợn và hiếu chiến hơn.

Có thể đối với người GV “đã từng bị đòn roi mà nên người” có một khả năng kiên định mà không phải ai cũng có, một sức mạnh nội tâm mạnh mẽ từ hậu thuẫn của gia đình, bạn bè nên đã bảo vệ khỏi những thương tổn lâu dài; nhưng với những đứa trẻ nhạy cảm yếu đuối, sự trừng phạt sẽ gây tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần suốt cuộc đời. Chưa kể đó là hành động vi phạm luật pháp, công ước quyền trẻ em, Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em...

Ở một số trường chúng tôi thực hiện hộp thư “Điều em muốn nói”, qua đó nhiều em đã nói lên tâm trạng không vui, không hài lòng với bản thân mình dù biết mình bị xử phạt là đúng. Nhiều em mất tự tin vào bản thân, thấy mình không làm được gì cả, mất niềm tin vào chính GV vì thấy GV chưa tin mình...

KIM LIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên