07/12/2003 20:34 GMT+7

"Thầy Louis mục đồng"

KIM ĐỊNH
KIM ĐỊNH

TTCN - Năm 2003 sắp kết thúc, hầu hết các tờ báo lớn của Mỹ đều đã đưa ra những dự đoán về danh sách best-seller dành cho văn học thiếu nhi. Trong năm cuốn sách thiếu nhi được bạn đọc nhí ở Mỹ ưa chuộng nhất trong năm nay, ngoài Harry Potter còn có hai cuốn khác đáng chú ý: Eragon (được hoàn tất khi tác giả Christopher Paolini mới 16 tuổi) và Những cái hố của Louis Sachar.

KzF5hWVE.jpgPhóng to
Louis Sachar
TTCN - Năm 2003 sắp kết thúc, hầu hết các tờ báo lớn của Mỹ đều đã đưa ra những dự đoán về danh sách best-seller dành cho văn học thiếu nhi. Trong năm cuốn sách thiếu nhi được bạn đọc nhí ở Mỹ ưa chuộng nhất trong năm nay, ngoài Harry Potter còn có hai cuốn khác đáng chú ý: Eragon (được hoàn tất khi tác giả Christopher Paolini mới 16 tuổi) và Những cái hố của Louis Sachar.

Nếu không có cô bé, cuộc đời của Louis Sachar có thể đã khác so với ngày hôm nay. Dạo đó, thôi thúc bởi mong muốn làm quen với bản gốc các tác phẩm của các văn hào Nga yêu thích từ nhỏ, Sachar đăng ký học Nga ngữ.

Sau một năm miệt mài tại Đại học, Sachar bất chợt đổi ý. Bỏ lớp tiếng Nga, Sachar cố tìm cho mình một việc thay thế. Trong lúc lang thang trong khuôn viên trường, Sachar bắt gặp một học sinh nữ tiểu học. Cô bé đeo trước ngực tấm bìa trắng trên có dòng chữ: “Hãy giúp đỡ. Chúng em cần một bảo mẫu phụ việc cho cô giáo ở trường”.

"Những cái hố”

Yt802wwA.jpgPhóng to
Cậu học trò lớp 5 Stanley Yelnats (cái tên này đọc xuôi hay đọc ngược đều như nhau) bị kết án oan với tội ăn cắp một đôi giày của một ngôi sao bóng rổ và bị đưa tới một trại giáo dưỡng. Nơi đây, vốn là lòng của một cái hồ lớn thuở xưa có tên Hồ Xanh mà nay chỉ còn là một hoang mạc, các cậu bé như Stanley mỗi ngày phải đào một cái hố sâu mét rưỡi, đường kính cũng chừng đó.

Stanley là thế hệ thứ tư trong dòng họ cậu phải chịu một số phận không may - kết quả từ một lời nguyền của một mụ Zeroni nào đó. Tuy vậy, vốn tính lạc quan, Stanley tin rằng công việc đào hố khiến cậu rớm máu ngón tay sẽ giúp cậu chỉnh đốn lại vóc dáng cơ thể béo phục phịch của cậu.

Bất ngờ, Zero - đứa bạn mà Stanley mới kết thân ở trại Hồ Xanh - bỏ trốn vào vùng đất chết. Stanley quyết liều mình đi cứu Zero. Trong cuộc vật lộn với tự nhiên để cứu bạn, Stanley vô tình tìm được báu vật đủ sức mạnh hóa giải lời nguyền của mụ Zeroni.

Câu chuyện cảm động ca ngợi tình bạn, lòng nhân ái và dũng cảm được Sachar diễn tả bằng những cách thức rất hợp với tính cách ưa thích phiêu lưu khám phá để khẳng định mình của thiếu nhi từ 10 tuổi trở lên.

Sachar biết tô điểm cho mỗi cậu bé trong truyện bằng một ngôn ngữ riêng. Stanley là một cậu bé hóm hỉnh, trung thực, công bằng và rất dễ thương. Những bài học đạo đức được tác giả khéo léo chen vào trên nền của những huyền thoại và những vấn đề hiện thực xã hội Mỹ đương thời.

Những cái hố từng được Giải thưởng sách toàn quốc Mỹ 1998 và sau đó một năm được trao giải Newbery - giải thưởng sách thiếu nhi của Hiệp hội các thư viện Mỹ, được thành lập từ năm 1992.

Cho tới giờ phút đó, chưa bao giờ Sachar nghĩ rằng ông sẽ làm việc với trẻ em. Chúng dường như ở đâu đó ngoài lề cuộc sống và những mối quan tâm của Sachar. Tuy vậy, rốt cục thì Sachar cũng ký hợp đồng làm bảo mẫu, bởi vì ông cần một công việc khác hơn là chúi đầu nghiên cứu các ngôn ngữ.

Sachar không hề ngờ rằng ông đã tìm được công việc ưa thích. Sachar được giao coi sóc lớp học tới tư cách “giám thị buổi trưa” - tên gọi mà các giáo viên dùng để diễn đạt một cách bóng bẩy và hài hước nhiệm vụ khiêm tốn nhưng tất bật là trông lũ nhóc ăn trưa. Tuy nhiên, đó lại là hoạt động quan trọng nhất thời sinh viên của Sachar. Nó quyết định bước đường đời của ông sau này. Ở trường, Sachar lãnh nhiệm vụ tổ chức các trò chơi cho học trò. Chúng gọi ông là “thầy Louis mục đồng”.

Thế rồi Sachar đọc được tập Trong thành phố của chúng ta của Damon Ruyon. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện nhỏ đặc sắc về cá tính và cuộc đời của các thị dân. Trong đầu Sachar nảy ra ý tưởng viết tập truyện Những câu chuyện bên lề trường học kể về các cô cậu học trò và cả thầy Louis mục đồng. Sau này, Sachar thú nhận rằng chưa bao giờ ông viết say sưa và hào hứng như lúc đó.

Tốt nghiệp đại học năm 1976, ban ngày Sachar làm việc cho một kho chứa quần áo, ban đêm ông chong đèn viết sách cho thiếu nhi. Được một năm, Sachar xin thôi việc để theo học luật. Sachar rất bất ngờ khi cuốn truyện được nhà xuất bản nhận in. Trong suốt tám năm Sachar cố quyết định xem nên chọn con đường nào: viết văn chuyên nghiệp hay làm luật sư.

Thời gian cứ trôi, khi Sachar nhận bằng tốt nghiệp, danh mục sách ông viết cho thiếu nhi đã có thêm ba cuốn. Sachar hiểu định mệnh đã an bài. Từ năm 1981 ông là luật sư nhưng toàn bộ thời gian rảnh của ông dành để viết sách cho trẻ em. Sau này, khi sách của ông được trẻ em Mỹ say mê, Sachar có thể an tâm thôi không hành nghề luật để chú tâm viết lách.

Ngoài cuốn Những cái hố, Louis Sachar còn viết nhiều truyện thiếu nhi, chủ yếu cho các em dưới 14 tuổi. Trong The boy who lost his face, cậu bé David đã phải hối tiếc khôn nguôi chỉ vì ham muốn được nổi tiếng nên đã tiếp tay cho một mụ phù thủy làm hại bạn mình. Bộ truyện về cậu bé Marvin Redpost có nhiều cuốn là một bộ sách giáo dục đạo đức nhẹ nhàng thông qua những cuộc phiêu lưu lãng mạn và tinh nghịch.

Những cuốn khác như There’s a boy in the girls' bathroom, Someday Angeline, Dogs don’t tell Jokes, Wayside School đều được bạn đọc nhỏ yêu thích.

Trong hơn 1/4 thế kỷ cống hiến cho văn học thiếu nhi, Louis Sachar được tặng nhiều giải thưởng. Ngoài Giải sách toàn quốc Mỹ và giải Newbery, sách của ông nhiều lần được các tờ báo và tạp chí lớn nhất nước Mỹ bình chọn là sách hay nhất trong năm. Không những chỉ được bạn đọc trẻ yêu thích, trong những năm 1979, 1987, 1990 những tác phẩm của ông đứng đầu danh mục sách được cha mẹ chọn mua cho con cái.

KIM ĐỊNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên