![]() |
Hơn thế, cô ấy còn bảo tôi cắt tóc “ba phân” cho giống với LT. Cô ấy “săn lùng” tất cả những tấm hình mà LT chụp, trong góc học tập của “nàng” xung quanh nhìn đâu cũng thấy… thần tượng.
Mới đây, tôi có dịp gặp lại cô bạn gái đó tôi có hỏi bây giờ có còn “thần tượng” nữa không? Cô ấy không trả lời vào câu hỏi chỉ cười và bảo: rồi cũng phải thay đổi chứ, bây giờ có bao nhiêu là ca sĩ trẻ đẹp với nhiều phong cách biểu diễn mới phải hưởng thụ chứ “ông”!
Nói như thế, để chúng ta thấy rằng thần tượng chỉ là một sở thích, nó có thể bị mất đi theo thời gian và theo lứa tuổi. Thần tượng giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú, nhưng đừng vì thế mà rơi vào bệnh “thần tượng hóa…”.
* Qua nhiều bài về chuyện thần tượng và những câu chuyện quanh việc này, tôi nhận thấy rằng chúng ta chỉ làm cho vấn đề thêm rắc rối, vậy hãy cùng nhau xoáy sâu vào bản chất của việc thần tượng hoá.
Trước hết hãy xem qua quá trình nhận thức và tiến đến thần tượng hoá:
1. Chủ động để được thần tượng hoá: Trong quá trình sống con người có xu hướng muốn làm cho vị trí của mình trong người khác ngày càng cao hơn, vì thế không thể tránh khỏi việc thổi phồng sự thành công của mình để đạt được mục đích, dẫn đến sự ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người về người đó dựa trên những lới “quảng cáo” chưa chắc là sự thật. Ví dụ như ca sĩ, diễn viên…
2. Được người khác thần tượng hoá: Anh ta không có tham vọng được mến mộ, nhưng người khác có thể thấy được tài năng của anh ta, dẫn đến sự cảm phục và có xu hướng muốn làm theo và học hỏi, những điều giống như anh ta đã làm. Đây cũng là một trong những cơ sở cho sự tiến hoá và phát triển của nhân sinh.
Vậy nếu tôi gọi người được thần tượng là A và người hâm mộ thần tượng là a: trong quá trình nhận thức thế giới quan, a nhận thức A có những đặc điểm mà a yêu thích đến một mức độ cao, a sẽ hâm mộ A và có xu hướng ủng hộ A, bắt chước A để được giống như A. Và trong suốt quá trình nhận thức về A, a sẽ dần khám phá ra nhiều điều thật sự về A hơn, trên sơ sở đó quyết định sẽ nâng hay hạ tầm vị trí hình tượng của A trong lòng a.
Trong một số trường hợp, vị trí của hình tượng của A trong a đứng đầu cho đến hết cuộc đời a. Một số còn lại thì vị trí hình tượng của A sẽ hạ xuống, hoặc bị hình tượng khác (B) vượt lên trong lòng a. Theo tôi, đó là quá trình thần tượng hoá. Bản chất của nó là hoàn toàn tốt. Và bây giờ những phát sinh đã làm cho việc thần tượng hóa bị méo mó, và hao tổn “vốn đầu tư”.
Theo bạn, bạn chọn con đường nào? Dĩ nhiên là chọn đường từ bỏ thần tượng phải không. Còn bạn chọn đường tiếp tục theo A thì phải chấp nhận hi sinh những điều trên, nếu bạn thất bại thì đó là do con đường bạn chọn là sai.
Tóm lại, việc thần tượng là một hiện tượng tự nhiên của sự phát triển tâm sinh lí của con người, về bản chất nó là một biểu hiện cho sự phát triển và sự nhận thức khách quan. Việc thần tượng tốt hay xấu là do chính hành động thể hiện của người hâm mộ và nó tác động lớn nhất lên cuộc sống của người hâm mộ.
hientri89@
Sự kiện "cuồng mộ" thần tượng Lưu Đức Hoa của cô gái trẻ Trung Quốc - Dương Lệ Quyên, dẫn đến cái chết của cha cô, như giọt nước làm tràn ly. Đó có phải chỉ là "chuyện hoang đường ở xứ người"? Nhiều bậc phụ huynh, nhiều bạn trẻ giật mình, hiện tượng cuồng nhiệt và cuồng mộ thần tượng thực sự đã và đang chi phối đời sống của một bộ phận tuổi teen chúng ta. Cần những cái nhìn và định hướng như thế nào trước vấn đề nhạy cảm này? Tuổi teen, nên hay không nên chọn cho mình một thần tượng? Thần tượng - có phải là một việc... vô bổ và mang lại những hệ quả xấu không lường trước? Thần tượng như thế nào là đúng đắn? Chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến chia sẻ của các bạn cho diễn đàn: Thần tượng - nên hay không? Ý kiến tham gia diễn đàn xin vui lòng gõ font tiếng Việt có dấu, gửi về tto@tuoitre.com.vn hoặc bấm vào đây |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận