28/10/2007 16:47 GMT+7

Thai phụ và chứng đau khớp

BS TĂNG HÀ NAM ANH - giảng viên CTCH ĐH Y dược TP.HCM
BS TĂNG HÀ NAM ANH - giảng viên CTCH ĐH Y dược TP.HCM

TTO - Tôi mang song thai (thai đôi) tuần thứ 26, khoảng sáu tuần nay tôi thường bị đau và mỏi các khớp ngón tay và ngón chân. Vào buổi sáng khi thức dậy, tay và chân tôi thường tê cứng vì đau, sau một lúc cử động và xoa bóp thì mới đỡ đau, nhưng không hết nên lúc nào tôi cũng muốn bẻ ngón tay và ngón chân của mình.

0kadt4Lb.jpgPhóng to
TTO - Tôi mang song thai (thai đôi) tuần thứ 26, khoảng sáu tuần nay tôi thường bị đau và mỏi các khớp ngón tay và ngón chân. Vào buổi sáng khi thức dậy, tay và chân tôi thường tê cứng vì đau, sau một lúc cử động và xoa bóp thì mới đỡ đau, nhưng không hết nên lúc nào tôi cũng muốn bẻ ngón tay và ngón chân của mình.

Tôi đang thường xuyên dùng thuốc bổ Obimin hằng ngày và mỗi tháng uống 10 ngày viên canxi-D. Xin bác sĩ cho biết triệu chứng trên của tôi là gì? Có cách nào điều trị không? (Nguyễn Minh Phương)

Đau lưng sau khi sinh do cơ ngấm nước

Trả lời của Phòng mạch online:

- Bạn Phương thân mến, khi người phụ nữ có thai có rất nhiều thay đổi về mặt sinh lý trong cơ thể, đặc biệt là trường hợp có nhiều thai (như song thai trong trường hợp của bạn).

Người ta thấy tim phải tăng công suất làm việc lên 30-50%, lượng máu trong cơ thể tăng lên tới gần 60% khi có thai đôi, thận tăng hoạt động, phổi tăng hoạt động nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ oxy tăng lên 20%.

Đặc biệt hệ nội tiết tăng hoạt động tăng tiết một số chất do bởi nhau thai tăng tiết hormon và một phần bởi các protein gắn kết (được xem như là các xe chuyên chở các hormon) tăng lên. Một số tuyến nội tiết tăng hoạt động có thể kể như tuyến giáp làm nhịp tim tăng lên, hay đánh trống ngực, trạng thái tâm lý không ổn định dễ cáu gắt, các hormon của tuyến thượng thận tăng lên như aldosterone và cortisol gây ra hiện tượng phù nề, giữ nước trong cơ thể có thể xem một cách đơn giản là các bộ phận trong cơ thể “ngấm nước”.

Ngoài ra khi mang thai người ta còn thấy cơ thể người phụ nữ dễ bị một số bệnh khác mà trong đó là các nhóm bệnh tự miễn dễ xuất hiện như: lupút ban đỏ hệ thống (systematic lupus erythematosus), viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) có thể xuất hiện ở trong lúc mang thai và ngay cả sau khi sanh xong, bệnh nhược cơ, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn. Một số bệnh lý khác như viêm cân gan chân, hội chứng ống cổ tay hay cổ chân cũng dễ xuất hiện trong giai đoạn mang thai mà chưa có những lý giải tường tận.

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp là loại bệnh hay tấn công vào các khớp nhỏ như ngón tay, cổ tay, thường đối xứng hai bên và hay gây ra cứng khớp vào buổi sáng kéo dài hơn 60 phút hoặc cứng khớp sau khi bất động một thời gian. Bệnh này sẽ được chẩn đoán nếu có bốn hoặc nhiều hơn tiêu chuẩn sau đây:

1. Cứng khớp vào buổi sáng hơn một giờ.

2. Viêm ba hoặc nhiều hơn ba khớp.

3. Viêm các khớp bàn tay (cổ tay, bàn đốt tay, khớp liên đốt gần ngón tay).

4. Viêm khớp đối xứng hai bên.

5. Có nốt thấp dưới da có yếu tố thấp trong máu.

6. X quang có hư hại về xương.

Quay trở lại trường hợp của bạn. Các triệu chứng mà bạn mô tả khó mà nghĩ bạn bị viêm khớp dạng thấp, theo chúng tôi phỏng chừng thì có thể cơ thể bạn bị quá tải do mang song thai. Các khớp và cơ bị “ngấm” nước do ảnh hưởng của các hormon trong cơ thể, kèm theo là sự mất ổn định về tâm lý càng làm cho các cơn đau mỏi của cơ thể, khớp nặng nề hơn.

Thuốc bổ mà bạn đang dùng hằng ngày không thể xem như là loại thuốc có thể phòng ngừa các triệu chứng này. Mỗi loại bệnh đều có phương thức điều trị. Việc điều trị tuy có hơi khó khăn do bạn đang có thai phải rất thận trọng khi dùng thuốc nhưng không phải là không có cách chữa trị. Một lời khuyên hợp lý nhất vào lúc này là bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản khoa và bác sĩ chấn thương chỉnh hình để có hướng điều trị cho bạn. Bạn không nên tự uống thuốc vì sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

BS TĂNG HÀ NAM ANH - giảng viên CTCH ĐH Y dược TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên