09/02/2008 21:55 GMT+7

Tết Việt Nam qua góc nhìn của nhà nhiếp ảnh Eva Lindskog

Theo HỒNG MINH - Nhân Dân
Theo HỒNG MINH - Nhân Dân

Trong những bức ảnh mà Eva Lindskog - nhà xã hội học Thụy Điển - chụp Hà Nội những năm 80 thế kỷ trước và được triển lãm mới đây ở Bảo tàng Dân tộc học, có khá nhiều bức chụp quang cảnh Tết. Những bức ảnh độc đáo, quý hiếm, như là những khoảnh khắc lịch sử, ghi lại những dấu ấn thời cuộc, xã hội, gợi nhiều cảm xúc và suy nghĩ.

GmTzmOAj.jpgPhóng to
Trong những bức ảnh mà Eva Lindskog - nhà xã hội học Thụy Điển - chụp Hà Nội những năm 80 thế kỷ trước và được triển lãm mới đây ở Bảo tàng Dân tộc học, có khá nhiều bức chụp quang cảnh Tết. Những bức ảnh độc đáo, quý hiếm, như là những khoảnh khắc lịch sử, ghi lại những dấu ấn thời cuộc, xã hội, gợi nhiều cảm xúc và suy nghĩ.

Eva Lindskog hiện sống ở TP.HCM. Năm nay là năm thứ mười lăm, chị đón Tết Việt Nam, và vẫn giữ thói quen chụp ảnh tết như những khám phá thú vị không ngừng về đất nước bé nhỏ này.

Trước thềm năm mới, chúng tôi vừa có cuộc trò chuyện với chị:

* Chào chị Eva, trong triển lãm mới đây cùng với hoạ sĩ Lê Thiết Cương tại Bảo tàng Dân tộc học, những bức ảnh chị chụp Hà Nội thời bao cấp, nhưng nhìn lại, trong đó có rất nhiều ảnh Tết. Có vẻ như Tết ở Hà Nội khi đó rất ấn tượng đối với chị?

- Đúng rồi. Khi đó, trong hoàn cảnh thời bao cấp, rất khó khăn thiếu thốn, phải nói đúng là nghèo đói, nhưng Tết là một dịp rất quan trọng và đặc biệt đối với người Việt Nam. Dù cả năm vất vả thiếu thốn, nhưng dịp Tết họ đều cố gắng để được đủ đầy. Việc người dân đi lại, mua sắm, vui chơi… làm nên một không khí, màu sắc rất ấn tượng, khác hẳn nhịp sống ngày thường.

Mặc dù khi đó không có chợ như bây giờ, người dân phải xếp hàng dài để mua những mặt hàng phân phối qua tem phiếu, nhưng cái không khí háo hức nhộn nhịp khiến tôi tò mò chú ý.

* Có thể nói, những bức ảnh đó của chị sau hơn hai mươi năm đã trở thành “di sản” rất độc đáo và đáng quý. Chị nghĩ thế nào khi chính mình xem lại những bức ảnh chụp cách đây lâu như vậy?

SznyGlxW.jpgPhóng to
Eva Lindskog

- Khi chụp những bức ảnh này, tôi không hề nghĩ rằng theo thời gian, chúng trở nên đáng quý với các bạn, và cả với tôi, như vậy. Sau hơn 20 năm, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, có thể nói thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, và những bức ảnh của tôi như trở thành khoảnh khắc của lịch sử. Tôi có thể nói mình rất tự hào vì đã ghi lại được những khoảnh khắc như vậy.

Những người bạn Việt Nam của tôi khi xem ảnh đều rất xúc động vì những tình cảm khá mâu thuẫn: họ nói đó là thời kỳ khổ cực, không ai muốn trở lại, nhưng mặt khác, họ lại luôn thương nhớ về cuộc sống trong thời gian đó. Đặc biệt, những bức ảnh màu của tôi cũng là hiếm (lúc đó chỉ có phim đen trắng). Tôi đã mang những thước phim slide của tôi về Thụy Điển để rửa, vì khi đó ở Hà Nội không có nơi nào rửa ảnh màu.

* Đó là Tết thời bao cấp trong những bức ảnh của chị. Vậy, ký ức của chị những năm đó, khi chị đón Tết ở Hà Nội, ra sao?

- Tôi nhớ mình đã tham dự vào không khí Tết khi đó như thế nào. Tôi đã đến Công viên Thống Nhất, thưởng thức trò chơi ném cổ chai, hay tham dự vào buổi thả chim bồ câu ở Hồ Hoàn Kiếm. Mặc dù khi đó hầu như tôi chưa thể tiếp xúc trực tiếp với người dân, nhưng tôi thấy rất thú vị.

Tôi nhớ, tôi đã chụp bức ảnh một cặp vợ chồng trước cây đào trong Công viên Thống Nhất, đó là “nhân vật” cận cảnh duy nhất của tôi thì phải, bởi tôi toàn chụp đám đông. Đôi vợ chồng đến Công viên chơi Tết và chụp ảnh kỷ niệm. Tôi chỉ “chụp ké” thợ ảnh của họ mà thôi.

* Những cái tết của chị ở Việt Nam sau này như thế nào, hẳn là rất khác với thời đó?

- Tôi đã 15 lần đón Tết ở Việt Nam rồi, năm năm ở miền Bắc (vào những năm 80 đó) và mười năm ở miền Nam. Tết là dịp thể hiện rõ nhất sự đổi thay của cuộc sống qua thời gian. Bây giờ cuộc sống của người dân Việt Nam đã khác xưa nhiều lắm. Không chỉ đón Tết đầy đủ, hàng hóa đủ loại nhiều hơn xưa rất nhiều, nhiều gia đình bây giờ đã đi du lịch trong nước và nước ngoài vào dịp Tết, đó là nét khác biệt nhất của Tết bây giờ so với ngày xưa.

* Vậy, cảm nhận của chị về Tết Việt Nam nói chung như thế nào?

- Tết là một dịp rất ý nghĩa với người Việt Nam. Tôi rất thích sắc màu của Tết qua những chợ hoa, và tôi chụp rất nhiều ảnh chợ hoa dịp Tết. Ở miền Bắc có cây đào, miền nam có cây mai, cùng với rất nhiều loại cây cảnh, hoa bông rất đẹp. Tôi cũng nhận thấy, Tết là dịp để mọi người đoàn tụ gia đình, với rất nhiều “nghi lễ” thờ cúng tổ tiên, thần linh, đất trời, mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Chẳng hạn, ngày 23 cúng ông Táo về trời, ngày 25 đi tảo mộ ông bà tổ tiên, nhà riêng phải dọn dẹp trang trí, chuẩn bị lì xì cho trẻ con, quà cho người già.

Dịp Tết cũng là khi mà những người đi làm ăn xa được trở về quê hương, điều đó theo tôi là rất có ý nghĩa. Sau tết, cũng có rất nhiều lễ hội được tổ chức. Tất cả, đó là những nét văn hóa mà với tôi, dù sống ở đất nước này nhiều năm, nhưng mỗi năm lại thêm những khám phá thú vị.

Khi tôi về Thụy Điển, mọi người hỏi Tết Việt Nam như thế nào, tôi hay giải thích là nó như thể kết hợp ba dịp lễ quan trọng của nước mình: Noel, Tết tây và Lễ hội mùa hè. Noel là đoàn tụ gia đình, Tết tây là vui với bạn bè và Lễ hội mùa hè là chào đón thiên nhiên.

* Xin cám ơn và chúc chị có một cái Tết vui vẻ, ấm áp nữa ở Việt Nam.

Dưới đây là một số bức ảnh của Eva Lindskog chụp Tết Việt Nam những năm 80 thế kỷ trước và mới đây, năm 1998 và 2007:

WEJ1ql98.jpgPhóng to

pbnNRylD.jpg

SI2J7N0z.jpg

bfnjPAJc.jpg

shCHMIdd.jpg

j8OqvDBc.jpg
wapgbdqm.jpg IoZtVRkw.jpg
Theo HỒNG MINH - Nhân Dân
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên