![]() |
Tôi tình nguyện tham gia lực lượng không quân Hoa Kỳ trong bốn năm. Ban đầu cuộc sống có vẻ thật tốt đẹp, cho đến khi chiến tranh xảy ra và tôi được giao nhiệm vụ đến VN trong vòng một năm, từ tháng 3-1968 đến 3-1969.
Tôi được chỉ định tham gia đội không quân kiểm soát hỗ trợ sư đoàn bộ binh số 1 thuộc lữ đoàn 3 của Mỹ ở vùng Lai Khê, cách Sài Gòn 35 dặm về phía tây bắc. Chúng tôi thường liên lạc qua radio với các phi công được giao nhiệm vụ phun thuốc diệt cỏ và được nghe họ kể về những gì họ làm.
Tháng 6-1968, khoảng hai tuần sau một đợt phun thuốc diệt cỏ, chúng tôi bay trên bầu trời và tôi hoảng sợ trước những gì nhìn thấy phía dưới. Cả một khu vực rừng rộng lớn đã bị hủy diệt, những vệt cây màu xám trải dài nhiều dặm đầy chết chóc chỉ có thể được nhìn thấy từ trên cao. Tôi giơ máy ảnh lên bấm, và trong cơn hoảng sợ, ngón tay của tôi che mất một góc ống kính. Kể từ hôm đó, nhiều câu hỏi luôn xoáy vào đầu tôi: cái thứ hóa chất diệt cỏ có sức hủy diệt cây cối khủng khiếp như thế, vậy thì mặt đất, các sinh vật, con người phía dưới ra sao? Có phi công kể với tôi về thứ hóa chất ấy.
![]() |
Bức ảnh mang tên Những cây chết |
NTrong hơn 20 năm qua, Ted Engelmann đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm ảnh, dùng ảnh làm tư liệu giảng dạy ở nhiều trường trung học cơ sở và trung học trên khắp nước Mỹ về cuộc chiến tranh VN. Những bức ảnh của ông về chiến tranh thường mang đậm tính nhân văn. Ông từng là giáo viên trung học, trợ giảng ở bậc đại học, cộng tác với một số tờ báo và rồi quyết định làm việc một cách độc lập. “Tôi đang làm một công việc tốt!” - ông khẳng định như vậy về dự án của mình. |
Tôi không thể khẳng định chắc chắn toàn sự thật, nhưng tôi luôn trung thực trong những bức ảnh của mình để khi người ta nhìn vào đó, người ta có thể tin tưởng hoàn toàn. Tôi muốn người khác nhìn thấy được ảnh hưởng của chiến tranh rộng lớn đến mức nào, dù đó là người Mỹ, người Úc, người VN hay người Hàn Quốc. Tôi sử dụng rất nhiều bức ảnh về VN vào các buổi giảng dạy dành cho học sinh, sinh viên hoặc các giáo viên tại Mỹ để họ hiểu thêm về đất nước VN. Tôi trở đi trở lại VN nhiều lần để ghi lại những thay đổi, và đem sự thay đổi đó đến với người Mỹ để người Mỹ có thể hiểu về VN một cách toàn diện hơn. Đó là một phần trong công việc của dự án tôi đang thực hiện.
Dự án bao gồm triển lãm ảnh và cuốn sách có tên Những vết thương ràng buộc: Bốn quốc gia sau cuộc chiến tranh Mỹ - Việt (gồm Mỹ, VN, Hàn Quốc, Úc - PV) để tặng những cựu binh Mỹ và những lực lượng, nhóm dân sự đã từng phục vụ tại VN trong hơn mười năm chiến tranh. Dự án này sẽ được hoàn thành đúng vào dịp 30-4 và hiện nay tôi đang rất bận rộn để chuẩn bị nó (ông đã chụp khoảng 70.000 bức ảnh cho dự án này).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận