08/09/2004 23:23 GMT+7

Tăng trưởng kinh tế nhưng phải nhớ công bằng xã hội

N.Linh - H.Minh thực hiện
N.Linh - H.Minh thực hiện

TT-Hà Nội - Kết thúc phần điều phối thảo luận nội dung phân tích những mặt trái của toàn cầu hóa, ông Christophe Guiton, thành viên phong trào “Công lý toàn cầu” (ATTAC), đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trao đổi xoay quanh vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế và những vấn đề đặt ra trong quá trình toàn cầu hóa. Ông khẳng định:

- Về cơ bản, an ninh kinh tế gắn với hai vấn đề: chống thất nghiệp và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo. Đấy là hai vấn đề dẫn đến những hậu quả tai hại nếu không được quan tâm đúng mức mà tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có VN, cần phải giải quyết cho được. Về sâu xa, đây cũng chính là một trong những yếu tố đảm bảo cho nền kinh tế phát triển và là một trong những tiền đề quan trọng cho việc gia nhập WTO.

Song song với quá trình phát triển kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo cũng ngày càng trở nên sâu sắc hơn, khoảng cách giữa người nghèo và người giàu ngày càng rộng hơn. Đây chính là mâu thuẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn trong xã hội.

* Làm sao có thể giải quyết được vấn đề này?

- Có thể có người cho rằng phân hóa giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi một khi chúng ta hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tôi cho rằng lãnh đạo các quốc gia cần có cái nhìn toàn diện về những người hưởng lợi chính từ sự tăng trưởng của nền kinh tế để có những chính sách phù hợp.

Rõ ràng những người giàu là người được hưởng lợi nhiều nhất vì họ là người đầu tư cho các nhà máy, các doanh nghiệp, sản xuất phát triển thì họ được lợi. Còn ai là người phải chịu thiệt thòi?

Rõ ràng là người nghèo, đặc biệt là nông dân vì những phần thu nhập tăng thêm của họ không tăng tương ứng với mức tăng của giá cả, mặt bằng sống chung. Từ sự phân tích đó, chính phủ các nước phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo công bằng xã hội. Đấy là điều luôn gắn liền với mục tiêu bảo đảm an ninh kinh tế.

* Những vấn đề nào sau diễn đàn này sẽ được đề đạt lên Hội nghị thượng đỉnh ASEM tháng mười tới đây, thưa ông?

- Các nước giàu, phát triển sẽ phải xem xét giảm dần các hàng rào thuế quan đối với các nước đang phát triển, đồng thời gắn các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới với trách nhiệm đối với người lao động.

N.Linh - H.Minh thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên