08/02/2010 07:04 GMT+7

Tâm sự đời Viễn Châu

ĐỖ HẠNH
ĐỖ HẠNH

TTC - Từ nhỏ đã trót yêu... thơ! Khi nghe những bản vọng cổ do NSƯT Viễn Châu sáng tác, nhiều khán giả mộ điệu không khỏi trầm trồ ngợi khen: “Lời vọng cổ của NSƯT Viễn Châu dường như chứa đựng rất nhiều thơ, nhạc, hình ảnh...”.

HmJumZdt.jpgPhóng to

Về điều này, NSƯT Viễn Châu tiết lộ:<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

- Khi viết bất kỳ bản vọng cổ nào, nếu không chú ý đến hình ảnh sẽ cảm thấy thiếu thiếu, nhất là viết về con người - các danh tướng. Tôi nghĩ, chính hình ảnh sẽ thêm hoa, thêm lá, thêm cành cho bản vọng cổ thêm sinh động. Còn tại sao trong bản vọng cổ của tôi, có những lời ca tựa như thơ, như nhạc? Được như thế là nhờ hồi còn nhỏ ở dưới quê Trà Cú (Trà Vinh) hễ dành dụm được bao nhiêu tiền, tôi đều tìm mua sách thơ của các tác giả nổi tiếng để đọc - đọc rất nhiều. Dần dần, trong những sáng tác của tôi, phần nào đã chịu ảnh hưởng của thơ ca. Đọc nhiều thơ, viết lời vọng cổ có chất thơ, vài năm trở lại đây, mỗi độ xuân về, NSƯT Viễn Châu còn làm thơ, họa về các nghệ sĩ tài hoa của sân khấu cải lương đăng báo xuân. Ông cười bảo:

- Tết đến, làm vài câu thơ cho vui vậy mà...

- Thế Tết này, bác có làm thơ?

Những ngày giáp Tết, nếu có dịp ngồi nghe vua vọng cổ - NSƯT VIỄN CHÂU “tâm sự đời tôi” với nhiều câu chuyện chưa bao giờ kể, thì quả thật vô cùng thú vị...

Ông khẽ đáp:

- Hổm rày lu bu sáng tác vọng cổ theo đơn đặt hàng của nghệ sĩ trong nước, ngoài nước, chắc là không làm được rồi.

Những sáng tác riêng... cho mình

Hiện NSƯT Viễn Châu đã bước sang cái tuổi xưa nay hiếm - 87 tuổi, nhưng trông ông lúc nào cũng minh mẫn và vui vẻ. Tối tối, ông thường cùng một số bạn bè đi uống cà phê hoặc đến vài tụ điểm cổ nhạc hát vui vài ba bản vọng cổ rồi về. “Vậy chắc vua vọng cổ có những bản ruột của mình?”. Ông hồ hởi kể:

- Cũng có một số bản vọng cổ tôi viết để dành riêng cho mình đi hát với bạn bè cho vui. Chẳng hạn như: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn tranh và 16 cô đào hát”, “Sao thầy chẳng thương em?”, “Soạn giả gặp Diêm Vương”. “Thiên đường hay địa ngục”. Đặc biệt, vào năm 1994, tôi viết bản “Anh không chết đâu em”, bạn bè rất thích nghe tôi hát; và có khoảng thời gian, mỗi lần tôi đến các điểm cổ nhạc chơi, mới bước vào cửa là ai nấy đều bảo: “Ông Anh không chết đâu em đến kìa!”. Khi nhắc đến đây, NSƯT Viễn Châu liền lấy đàn khảy lên những giai điệu ngọt ngào và hát ngon lành “Anh không chết đâu em”: “Sau khi tôi nhắm mắt xuôi tay trở về cát bụi, thì trong những hàng tri âm tri kỷ có ai sẽ tiễn đưa tôi ra nơi nghĩa địa... Rồi một chiều nào khi tắt nắng hoàng hôn có người con gái tìm đường vào nghĩa địa, tay ôm chặt một vòng hoa trắng tìm đến bên mồ nức nở khóc than, nàng ca lên những bài ca áo não thê lương khóc người nghệ sĩ trót mang nhiều cam lụy, ôm ngôi mộ nàng gục đầu nức nở: Anh Bảy ơi anh chết tự bao giờ... Nằm dưới mồ nghe những tiếng khóc than, tôi tỉnh giấc và giật mình sống lại, tung mồ dậy ôm chặt người con gái và bảo nhỏ rằng: Anh không chết đâu em!”.

... Và cuộc gặp gỡ bất ngờ!

NSƯT Viễn Châu tâm sự, khi nhắc đến vọng cổ hài, ông có một kỷ niệm rất vui. Vừa rồi, trong một chuyến cùng anh em ở Đài Truyền hình TP.HCM về Vĩnh Long công tác. Giờ nghỉ trưa, một anh tài xế của nhà đài nói với ông:

- Bác Viễn Châu ơi, ba cháu rất mến mộ bác, mong một lần được gặp mặt bác, hôm nay bác nhín chút thời gian đến nhà cháu nha!

Khi đến nhà, mới tới cổng, anh tài xế này nhanh nhảu chạy ù vô nhà, reo lên:

- Ba ơi, con chở bác Viễn Châu về nhà gặp ba nè!

Từ sau nhà, một người đàn ông trông thật thà, chất phác, ở trần mặt quần đùi hối hả chạy lên, vẻ mặt mừng rỡ, tay ôm NSƯT Viễn Châu vào người và nói:

- Ông thiệt là hay nghen. Sao ông viết bài vọng cổ hài “Tôi đi làm rể” giống y chang lúc tui đi làm rể vậy? Hồi đó, tui sang nhà má vợ tương lai làm rể, lúc chẻ củi, tui cũng cởi chiếc áo vắt lên cây ổi trước sân... như lời vọng cổ mà ông viết vậy. Bộ lúc đó ông thấy tui hả?

Quá bất ngờ với lời khen tặng, NSƯT Viễn Châu không kịp nói gì, chỉ đáp trả bằng một nụ cười thích thú. Giờ ngồi kể lại, ông cười, bảo:

- Lúc viết bản “Tôi đi làm rể” tôi cứ hình dung ra cảnh ở quê, trong vườn nhà thường có những cây ổi, đi làm rể thường phải chẻ củi... rồi cứ thế mà viết ra... Nào ngờ nhà má vợ của ông bạn đó cũng có cây ổi, khi đi làm rể, ổng cũng chẻ củi, nên đúng thôi. Chứ tôi nào có thấy ổng. Nghĩ lại, cuộc gặp gỡ ông bạn khán giả lần đó thật bất ngờ, nhưng cũng thiệt vui!

Tôi chợt nghĩ, đâu chỉ có một khán giả đó khen NSƯT Viễn Châu mà còn rất rất nhiều người thích thú với những bản vọng cổ, đặc biệt là vọng cổ hài của ông nên nhiều thế hệ mộ điệu cải lương mới luôn nể trọng gọi ông là là là... VUA VỌNG CỔ.

H6nHIY7o.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số tất niên (ra ngày 1-2-2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

ĐỖ HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên