23/03/2007 13:44 GMT+7

Tại sao bé không nghe lời bố mẹ?

Theo Tiếp Thị & Gia Đình
Theo Tiếp Thị & Gia Đình

Gần đây, cứ không bằng lòng với bố mẹ việc gì, An lại chạy vào phòng, khóa trái cửa, chẳng cho ai vào. Đến giờ cơm, bé cũng không chịu ra ăn. Những lời khuyên nhủ, dụ dỗ của bố mẹ cứ trôi tuột như nước đổ lá khoai.

ty7I4ceS.jpgPhóng to
Ảnh: Pro.corbis.com
Gần đây, cứ không bằng lòng với bố mẹ việc gì, An lại chạy vào phòng, khóa trái cửa, chẳng cho ai vào. Đến giờ cơm, bé cũng không chịu ra ăn. Những lời khuyên nhủ, dụ dỗ của bố mẹ cứ trôi tuột như nước đổ lá khoai.

Vừa hôm qua, khi chị Nhiên định đưa con đi tiêm ngừa bệnh thì cậu con trai 4 tuổi hét lên: "Không, con không đi đâu, tiêm đau lắm", rồi lao vào phòng đóng cửa lại. Nhìn cánh cửa trước mặt, chị Nhiên đành lắc đầu trước sự bướng bỉnh của con.

Bướng bỉnh không hoàn toàn xấu

Thông thường, bậc phụ huynh nào cũng bực mình hay tức giận khi dạy bảo mà con không vâng lời, cứ khăng khăng đòi làm mọi chuyện theo ý mình như bé An.

Thật ra, đứa trẻ nào cũng có lúc tỏ ra cố chấp. Đây là điều bình thường bởi chúng đang bước vào quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh, trong đó có khám phá ra "giới hạn" của chính mình. Thế nhưng, chúng vẫn còn là trẻ con nên chưa biết đâu là giới hạn trong cư xử, hành động. Trách nhiệm của các bậc phụ huynh là vạch ra chỉ cho con thấy điều này.

Với những bố mẹ có con lần đầu, họ thường bối rối trước thái độ "cứng đầu" của con. Rồi theo bản năng, họ phản ứng lại bằng thái độ giận dữ vì cho rằng trẻ đang thách thức mình. Thế nhưng, sự nóng nảy, cáu gắt chỉ khiến tình hình thêm xấu đi.

Theo chuyên gia tâm lý, thể hiện sự bướng bỉnh, không vâng lời là cách trẻ chứng tỏ mình đã biết suy nghĩ. Chúng tỏ ra cố chấp để bảo vệ quan điểm và niềm tin của mình. Về lâu dài, việc đó sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn. Do đó, bạn lên cố gắng tìm hiểu động cơ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở bé và có cách đối xử phù hợp.

Làm thế nào để "cầm cương"?

Có rất nhiều lý do khiến trẻ trở nên khó dạy bảo. Có thể do bé đang lo lắng, sợ sự thay đổi nào đó hoặc đơn giản chỉ vì người lớn bảo trẻ làm những điều đi ngược với niềm tin của chúng.

Điều này thường xảy ra khi bé đến tuổi đi học hoặc bị ép buộc làm điều chúng không thích như ăn rau, cá, tắt TV khi đang có phim hoạt hình...

Khi con không chịu vâng lời, bạn nên giải thích tại sao lại yêu cầu con làm điều đó, đồng thời, cho bé biết, như thế có thể bị phạt hoặc lỡ mất cơ hội đi được đi chơi, ăn kem...

Trong một vài trường hợp, bố mẹ có thể thử để trẻ làm theo ý muốn của chúng. Khi kết quả của việc tự ý hành động này không tốt, bạn hãy chỉ cho chúng thấy nếu làm theo lời bố mẹ, mọi chuyện sẽ khác.

Ngoài ra, nếu muốn con làm điều gì, bạn nên tìm lúc thích hợp để nói, đừng bắt con phải ngừng ngay một việc mà chúng rất thích như xem phim, chơi cờ, vẽ... Đây cũng là cách giúp bạn tránh những xung đột không đáng có với con.

Theo Tiếp Thị & Gia Đình
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên