06/07/2009 19:00 GMT+7

Tái khám rất cần thiết

Bác sĩ CKI  PHẠM NAM VIỆTKhoa tiết niệu - nam học, BV Đại học Y Dược TP.HCM
Bác sĩ CKI  PHẠM NAM VIỆTKhoa tiết niệu - nam học, BV Đại học Y Dược TP.HCM

TTO - Cách đây khoảng 7 tháng, tôi có các triệu chứng như đau bụng dưới, đau hông, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đi khám, xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ cho biết tôi bị viêm tiết niệu và kê đơn thuốc.

Tôi mua về uống không còn bị đau bụng nữa. Nhưng nay tôi lại bị lại những triệu chứng như trước đây, một ngày đi tiểu rất nhiều lần, nếu không đi thì 1 bên hông đau nhức. Lượng nước tiểu mỗi lần không nhiều lắm. Vậy xin BS cho biết tôi có thể mua những thuốc trước đây đã uống để tiếp tục điều trị không? Hay phải đi khám để được kê đơn thuốc mới? Hay tôi có bị bệnh gì khác không?

Tuyết Nhung

- Trả lời của phòng mạch online:

Chào chị,

Nhiều người bệnh có thói quen tự dùng lại toa thuốc cũ khi thấy xuất hiện những triệu chứng bệnh giống như lần bị trước đó. Có người thì lấy toa thuốc của người thân có triệu chứng bệnh tương tự như mình để mua thuốc tự điều trị. Thậm chí có người mượn toa thuốc của hàng xóm hay người cùng quê có triệu chứng bệnh giống mình để điều trị. Điều này dẫn tới những sai lầm đáng tiếc thậm chí nguy hiểm cho tính mạng.

Trường hợp của chị nên đi khám lại vì những lý do sau:

- Có thể những triệu chứng lần này là của một bệnh khác. Ví dụ như sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang cũng sẽ gây những triệu chứng giống như chị mô tả. Nên nhớ những triệu chứng như tiểu nhiều lần, đau hạ vị là những triệu chứng không đặc hiệu, tức nó không phải triệu chứng của riêng một bệnh nào đó mà rất nhiều bệnh khác nhau có thể gây ra những triệu chứng này.

Những bệnh đó có thể là những bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục, sỏi đường tiết niệu, u xơ tử cung... Đi khám lại giúp phát hiện và điều trị đúng bệnh, không bỏ sót những bệnh nguy hiểm.

- Nếu lần này chị chỉ bị viêm tiết niệu (nhiễm trùng tiểu) giống như lần trước, thì khi đi khám lại bác sĩ sẽ cần kiểm tra xem có yếu tố nào làm cho chị bị lại lần thứ 2 như vậy và hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh tái phát. Ví dụ cần kiểm tra xem chị có uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày không, chị có thường nhịn tiểu không, có bị đái tháo đường không, có bị viêm âm đạo hay cổ tử cung không, có bị bế tắc đường tiết niệu không…

Việc tái khám giúp bác sĩ đánh giá lại chẩn đoán, tìm yếu tố nguy cơ, tìm ra bệnh đi kèm. Từ đó có hướng xử trí thích hợp nhất.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

Bác sĩ CKI  PHẠM NAM VIỆTKhoa tiết niệu - nam học, BV Đại học Y Dược TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên