Cảm thấy mình ho nhiều nên đến quầy thuốc quen gần nhà, nhờ anh y tá quân y tại quầy chích thuốc kháng sinh cho mau hết bệnh. Những lần trước khi ho cảm sốt, ông đến đây chích thuốc, không cần khám bác sĩ, thấy mình khỏi bệnh liền. Lần này lại khác, ông được chích một kháng sinh loại mạnh là Claforan.
Lúc 15g30 ngày 12-2, ông được chích thuốc liền mà không qua giai đoạn thử thuốc, sau 30 giây thì ông tím tái, vã mồ hôi, huyết áp tụt không đo được, khó thở nhiều, ngứa và sau đó đỏ ửng da khắp người. Thấy ông bị sốc thuốc, có thể sẽ dẫn đến tử vong rất nhanh, người y tá liền chích thuốc chống sốc cho ông. Nhưng huyết áp vẫn không đo được, liền gọi cấp cứu 115 chuyển ông vào bệnh viện gấp.
Đúng 16 giờ, ông có mặt tại bệnh viện, huyết áp vẫn tụt không đo được, ông được hồi sức tích cực truyền, tiêm thuốc chống sốc liều cao hơn và tiêm thuốc chống dị ứng. Sau bảy phút, huyết áp của ông lên được 100/60 mm Hg, lúc này ông đỡ khó thở hơn, được chuyển đến khoa hồi sức nội điều trị tiếp. Do thời gian đào thải của thuốc qua thận là trong vòng 24 giờ, nên ông vẫn được theo dõi sát thường xuyên vì có thể sẽ bị sốc lại bất cứ lúc nào.
Sốc phản vệ là một cấp cứu nội khoa, dễ dẫn đến tử vong nhanh do suy hô hấp cấp và sốc giảm thể tích. Nguyên nhân gây sốc phản vệ có nhiều như kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid, vitamin C, thuốc giảm đau - gây mê, thuốc gây tê, thuốc để chẩn đoán (thuốc cản quang...), các hormon, các sản phẩm máu, các huyết thanh kháng độc, nọc của các sinh vật và côn trùng cắn, thực phẩm và hoa quả.
Chính vì sự nguy hiểm này, các bệnh viện, trung tâm y tế quận, phường đều có phác đồ cấp cứu chống sốc phản vệ và hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ. Các bác sĩ và điều dưỡng luôn thuộc lòng phác đồ này. Bác sĩ khám bệnh luôn hỏi tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân.
Điều dưỡng trước khi chích thuốc kháng sinh phải hỏi bệnh nhân có dị ứng do thuốc gì hay không, và luôn thử thuốc ở một liều rất nhỏ để xem trong 15-30 phút bệnh nhân có bị dị ứng với thuốc không, nếu không thì mới chích toàn bộ thuốc. Còn nếu bệnh nhân đã bị dị ứng thuốc thì không bao giờ chích lại thuốc đó, nếu chích thuốc mới thì thận trọng, thử thuốc trước và luôn có sẵn hộp thuốc cấp cứu chống sốc bên cạnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận