06/09/2006 14:49 GMT+7

SOM 3 - APEC 2006: Tăng cường mối quan hệ đối tác giữa Hải quan và Doanh nghiệp

LÊ NAM
LÊ NAM

TTO -Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 3 (SOM 3) và các cuộc họp có liên quan được tổ chức tại Đà Nẵng và Hội An từ ngày 6 đến 17-9-2006, Tổng cục Hải quan VN chủ trì tổ chức cuộc đối thoại Hải quan-doanh nghiệp APEC 2006 (ACBD) vào hôm qua 5-9 tại khách sạn Furama, Đà Nẵng.

bQbk5Ueg.jpgPhóng to
Hội nghị Hải quan - Apec diễn ra sáng qua - Ảnh: C.T.V.
TTO -Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 3 (SOM 3) và các cuộc họp có liên quan được tổ chức tại Đà Nẵng và Hội An từ ngày 6 đến 17-9-2006, Tổng cục Hải quan VN chủ trì tổ chức cuộc đối thoại Hải quan-doanh nghiệp APEC 2006 (ACBD) vào hôm qua 5-9 tại khách sạn Furama, Đà Nẵng.

Tham dự và phát biểu tại Cuộc đối thoại có ông Kunio Mikuriya, Phó Tổng thư ký Tổ chức hải quan thế giới (WCO); ông Sivakant Tiwari, Chủ tịch Nhóm chuyên gia về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của APOC; ông Lê Quốc Ẹn, thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), chủ tịch Hiệp hội dệt may VN; ông Vũ Ngọc Anh, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam, Chủ tịch cuộc họp Tiểu ban thủ tục hải quan APEC 2006 tại Việt Nam.

Tham gia cuộc đối thoại còn có các diễn giả đến từ Hải quan các nền kinh tế thành viên APEC; đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp châu á; một số công ty đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước như FedEx, ỤBM… Phía doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia.

Chủ đề của cuộc đối thoại năm nay: “Thúc đẩy một môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác giữa Hải quan và Doanh nghiệp”. Đối thoại Hải quan-Doanh nghiệp APEC là một trong các sự kiện quan trọng hàng năm của Tiểu ban thủ tục hải quan APEC (SCCP).

Mục đích của cuộc đối thoại làm tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp về thủ tục hải quan, thúc đẩy trao đổi và hiểu biết giữa hải quan và cộng đồng doanh nghiệp cũng như tăng cường mối quan hệ đối tác giữa Hải quan và Doanh nghiệp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu thuận lợi hóa thương mại trong khu vực APEC.

Ông Kunio Mikuriya, Phó Tổng thư ký Tổ chức hải quan thế giới (WCO) nhấn mạnh: cuộc đối thoại Hải quan-Doanh nghiệp là cơ hội quý báu để cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy quan hệ hợp tác nhằm mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho giao lưu thương mại trong khu vực. Đây cũng là dịp để cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp cùng chia sẻ những kinh nghiệm về hợp tác, thảo luận những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Cuộc đối thoại này được tổ chức khi tất cả các nền kinh tế thành viên đang nâng cao sức cạnh tranh để hội nhập kinh tế sâu rộng trong khu vực. Vấn đề đặt ra hiện nay là các nền kinh tế thành viên cần cải tiến, đổi mới thủ tục hải quan và thủ tục có liên quan tại biên giới dựa trên chuẩn mực quốc tế. Đây là vấn đề mà APEC đã triển khai từ đầu những năm 1990 để hợp tác chặt chẽ hơn với cộng đồng doanh nghiệp bằng cách đơn giản và hài hoá hoá hải quan dựa trên các chuẩn mực của WCO.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh, chủ tịch SCCP 2006 nêu lên những nội dung cơ bản được trình bày tại cuộc đối thoại. Đó là việc thực thi khung chuẩn mực về an ninh thương mại trong APEC dựa trên chuẩn mực về an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu của WCO.

Hiện khung chuẩn mực này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự luân chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu được an toàn và hiệu quả. Một trong những nhân tố quan trọng để đảm bảo an ninh trong dây chuyền cung cấp trong khu vực kinh tế tư nhân là những chủ thể kinh tế được ưu tiên (Authorised Economic Operators).

Tiếp đó là vấn đề liên quan đến hệ thống A.T.A Carnet. Hệ thống A.T.A Carnet này không chỉ tạo thuận lợi cho thương mại mà còn giúp cơ quan hải quan giám sát luồng hàng hoá xuất nhập khẩu chặt chẽ hơn, giảm giấy tờ và đảm bảo thu ngân sách. Vấn đề quan trọng nữa là thực thi quyền sở hữu trí tuệ và mối quan hệ đối tác hải quan và doanh nghiệp trong việc thực thi nhiệm vụ này.

Ông Lê Quốc Ân, thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) khẳng định vai trò của hải quan trong thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp. Những đổi mới trong thủ tục hải quan không chỉ tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam mà còn với các đối tác nước ngoài.

Những năm gần đây Hải quan Việt Nam đã có nhiều cải cách đổi mới để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho doanh nghiệp như phân luồng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, thí điểm thủ tục hải quan điện tử… Những nỗ lực này đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Một số tham luận khác đã được trình bày tại đối thoại như: tham luận về an ninh dây chuyền thương mại đối với nền công nghiệp chuyển phát nhanh toàn cầu; tác động của Cơ chế hải quan một cửa trong ASEAN trong việc tạo thuận lợi trong thương mại; về thúc đẩy mối quan hệ giữa hải quan và doanh nghiệp để kiểm soát có hiệu quả đối với hàng giả, hàng vi phạm bản quyền. Đại diện Hải quan Việt Nam có bài tham luận về kinh nghiệm và những thách thức của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi và kiểm soát sở hữu trí tuệ.

LÊ NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên