Phóng to |
Ảnh minh họa |
Hãy nhìn vào bảng thống kê sau đây để thấy rõ tình hình chuyển nhượng tại Anh, Ý và Tây Ban Nha (TBN). Đơn vị tiền được tính là triệu bảng Anh. Các con số đã được làm tròn.
Mùa bóng<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Giải VĐQG |
Lượng tiền chảy trên thị trường chuyển nhượng |
Tiền lời trên thị trường |
Lượng tiền bỏ thêm vào |
2008-2009 |
TBN |
340 |
327 |
12 |
Anh |
746 |
463 |
283 | |
Ý |
497 |
298 |
198 | |
Đức |
159 |
99 |
60 | |
2009-2010 |
TBN |
442 |
215 |
226 |
Anh |
518 |
458 |
60 | |
Ý |
454 |
417 |
37 | |
Đức |
216 |
119 |
97 | |
2010-2011 |
TBN |
278 |
273 |
5 |
Anh |
621 |
309 |
311 | |
Ý |
393 |
330 |
63 | |
Đức |
188 |
187 |
1 | |
2011-2012 |
TBN |
306 |
258 |
48 |
Anh |
492 |
300 |
191 | |
Ý |
441 |
389 |
52 | |
Đức |
134 |
119 |
15 |
Bài viết không so sánh giải Anh bởi vì giải đấu này có quá nhiều tỉ phú với những hầu bao không cạn. Hơn nữa giải Anh chi nhiều nhưng bù lại họ đã đem đến cho khán giả những trận đấu cực kỳ hấp dẫn và kèm theo đó họ đã thu lại được nhiều từ tiền bản quyền truyền hình hay tiền bán đồ lưu niệm ở các thị trường bên ngoài châu Âu.
Vấn đề của bóng đá Ý là vì sao chi nhiều mà khán giả đến sân ngày càng thưa thớt và tính cạnh tranh của đội bóng ở đấu trường châu Âu cũng không còn.
Hãy so sánh Ý với TBN. Trong những năm gần đây, TBN đã có những bản hợp đồng "khủng" của Kaka, Ronaldo, Ibrahimovic, Fabregas, Sanchez, Falcao… trong khi đó, như đã đề cập ở trên, Serie A không có ai “xứng mặt anh tài” đầu quân thi đấu.
Ấy vậy mà trong 4 mùa bóng vừa qua, các đội bóng Ý đã bỏ thêm vào thị trường chuyển nhượng tổng số tiền là 350 triệu bảng; trong khi đó các đội TBN chỉ bỏ ra 291 triệu bảng, còn các đội tại Đức chi 173 triệu bảng.
Như vậy trong số 4 giải VĐQG hàng đầu châu Âu xét về tính chịu chi, các đội bóng Ý chỉ xếp sau Anh, với tổng số tiền khổng lồ bỏ thêm vào là 845 triệu bảng.
Trong 4 mùa bóng vừa qua nước Ý đã đón nhận được những cầu thủ tầm cỡ nào đến từ các giải VĐQG khác?
Có thể kể ra đó là Zlatan Ibrahimovic và Ronaldinho - hai cầu thủ về Milan khi bị Barca ruồng rẫy; Robinho vớ được Milan như cái phao cứu sinh khi tưởng chừng như đã chôn vùi tương lai lúc phải hồi hương...
Inter Milan mua được một Sneijder không được trọng dụng tại Real Madrid; Forlan đã 32 tuổi mới đến Inter Milan và Alt Madrid để cầu thủ này ra đi mà không hối tiếc vì họ đã có Falcao.
Còn Juventus chẳng có tên tuổi nào nổi bật; AS Roma mua hàng dạt Krkic của Barca cùng nhiều cầu thủ không tên tuổi khác...
Khoan xét tài năng của các cầu thủ mà hãy nhìn cách họ đến với một đội bóng ở Serie. Có thể thấy những cầu thủ tên tuổi chỉ đến đất nước hình chiếc ủng khi đã không được đội bóng hiện tại ưa chuộng.
Ở chiều ngược lại, các ngôi sao lớn nhất đã rời khỏi Serie A với cái giá ngất ngưởng mà những đội bóng nước ngoài đưa ra. Kaka sang Real Madrid; Alexis Sanchez, Ibrahimovic sang Barca; Javier Pastore sang PSG...
Không bàn đến thành công của các cầu thủ này ở đội bóng mới, chỉ biết họ đã rời khỏi Serie A với tư cách là những người tìm đến một giải đấu mạnh hơn, đến với những đội bóng tham vọng hơn và có khả năng chiến thắng hơn.
Dù vậy thị trường chuyển nhượng tại Ý lại nhộn nhịp hơn tại TBN, cụ thể bằng con số, đó là 1.785 triệu bảng đã chảy trên thị trường chuyển nhượng so với 1.366 triệu bảng. Từ đây có thể thấy rằng thị trường chuyển nhượng tại Ý chủ yếu buôn qua bán lại giữa các đội bóng với nhau, chủ yếu là các cầu thủ mang quốc tịch Ý.
Và điều lạ là các cầu thủ trung bình hoặc trung bình khá này lại có giá rất đắt. Ví dụ Juventus mua hai tiền đạo rất bình thường với giá quá đắt, 14 triệu cho Matri từ Cagliari và 10 triệu cho Quagliarela từ Napoli. Hay Napoli mua Goran Inler từ Udinese với giá 15,5 triệu. Để dễ so sánh, có thể nêu ra giá chuyển Fabregas từ Arsenal về Barca chỉ là 25,5 triệu và là hợp đồng đắt giá thứ 5 trong kỳ chuyển nhượng năm nay.
Đây chỉ là những trường hợp điển hình cho rất nhiều cầu thủ chất lượng thấp nhưng giá cao tại Serie A. Trong suốt các kỳ chuyển nhượng vừa qua, có thể thấy không một đội bóng lớn nào tại Anh, TBN hay thậm chí Đức, Pháp muốn có Matri, Quagliarela hay Inler.
Có nhiều nguyên nhân từ chính thống đến không chính thống để giải thích cho hiện tượng giá cầu thủ tại Ý có vẻ cao bất thường. Nhưng điều dễ thấy nhất là việc họ quá khan hiếm tài năng trẻ, cộng với xu hướng thích sử dụng cầu thủ nội của phần lớn đội bóng Ý khiến giá của cầu thủ tăng nhưng chất lượng lại không cao.
Có lẽ người Ý cũng hiểu được vấn đề của mình nên đã đặt huyền thoại Roberto Baggio vào vị trí giám đốc phát triển tài năng trẻ của đất nước. Họ chỉ làm theo người Đức bởi vì đất nước này đã đón nhận hàng loạt tài năng trẻ sau khi Quả bóng vàng châu Âu 1996 Mathias Sammer nắm cương vị đào tạo trẻ tại Đức. Và như TBN, họ cũng không phải trả phí chuyển nhượng nhiều do các đội bóng tự đào tạo ra một lực lượng cầu thủ trẻ kế thừa quá tốt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận