![]() |
NSƯT Trịnh Lê Văn |
* Đúng là chương trình SMĐH khá mới với ta, song có ý kiến cho rằng nó là phiên bản của American Idol, Pop Idol. Nhận xét đó có trúng phần trăm nào không?
- NSƯT Trịnh Lê Văn: Có thể có người đã xem các chương trình trên nên có cảm giác đó. Sự pha trộn của các thể loại - biểu diễn, phóng sự, khán giả bình chọn, giao lưu giám khảo - thí sinh... - trên thế giới đã sử dụng nhiều, còn ở VN đây là lần đầu tiên.
![]() |
Các ca sĩ thường nhận được sự cổ vũ và ủng hộ nhiệt tình của khán giả sau mỗi lần biểu diễn - Ảnh: T.T.D. |
* Đêm chung kết đầu tiên SMĐH đã gặp sự cố vì chuyện “quá lời” của một thành viên hội đồng nghệ thuật. Song có người lại bảo rằng đó là một cách tiếp thị tốt, thu hút sự quan tâm theo dõi sau đó...
- Do cách hiểu của từng người. Là một cơ quan nhà nước, dứt khoát VTV không có kiểu tiếp thị như thế.
Nhạc sĩ Đỗ Bảo - biên tập âm nhạc “Sao Mai - điểm hẹn”: Một tiền đề có ý nghĩa Nền showbiz (công nghiệp biểu diễn) VN thiếu công nghệ hiện đại, những bản lĩnh vượt trội và tính qui hoạch tổng thể, tóm lại là chậm phát triển, chưa chuyên nghiệp hóa. Các nghệ sĩ vẫn ôm khư khư cách làm việc ngẫu hứng, thất thường mà thiếu cách làm việc bằng lý trí. Nếu biết bỏ qua một số tiểu tiết bất cập, có thể nói “Sao Mai - điểm hẹn” đã bất ngờ mang về cho nền nhạc trẻ VN một tiền đề rất có ý nghĩa, một ví dụ cho cách phát triển nền showbiz VN trong tương lai. Đó là ý nghĩa tâm đắc nhất mà tôi rút ra từ cuộc thi này Nguyễn Minh Thi - nhân viên Công ty TNHH Hoàng Phát, Q.5, TP.HCM: Không đơn giản là cuộc thi hát Tôi chỉ bắt đầu chú ý đến cuộc thi này sau "sự cố hội đồng nghệ thuật" (cười) và càng ngày tôi càng yêu thích nó. Đây không đơn giản là cuộc thi hát. Tôi không đơn giản chỉ ngồi xem các thí sinh biểu diễn, thi thố. Thật thú vị khi được nghe một ca sĩ hôm nay thể hiện nhạc ở thể loại, phong cách này, hôm sau lại theo thể loại, phong cách khác. Cũng thật thú vị khi được nghe những phê bình, đóng góp rất tự nhiên, dễ hiểu, gần gũi (không sách vở, giáo điều) của hội đồng nghệ thuật - những chuyên gia về lĩnh vực âm nhạc. Điều này không chỉ giúp các thí sinh vững nghề hơn mà còn giúp người nghe, người xem trẻ có được "cái nền". Nếu đã xem những đêm thi của “Sao Mai - điểm hẹn” rồi thì chắc chắn các bạn sẽ hiểu được đâu là một ca sĩ có giọng hát đẹp, biết diễn, đâu là một sân khấu chuyên nghiệp trong bố cục, âm thanh, ánh sáng... |
- Trước khi là ca sĩ nổi tiếng cũng cần phải có ý thức công dân, biết tri ân giá trị của người đi trước, có tấm lòng sẻ chia cùng xã hội...
* Điều lo sợ từ các cuộc thi tiếng hát truyền hình trước đây: những ca sĩ đoạt giải cao không chen chân nổi vào thị trường ca nhạc? Lần này? Mặt khác, có dư luận cho rằng bản hợp đồng mà các thí sinh ký với SMĐH sẽ bó chân hoạt động của họ trong thị trường ca nhạc?
- Tất cả gì tạm gọi là được hoàn toàn có tính chất như một cơ hội xuất phát thuận lợi cho các thí sinh. Còn việc đứng chân được với tư cách là một ca sĩ có tiếng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng rất nhiều.
Hợp đồng hai năm thật ra là một thỏa thuận (trên tinh thần tự nguyện) mà VTV nhằm cam kết và bảo vệ, giúp ca sĩ - còn rất trẻ - phát triển đúng hướng. Đã định giúp đỡ thì phải giúp đỡ thật. Chạy sô là có quyền lợi vật chất và "giúp" là làm sao cho quyền lợi đó được thể hiện đúng đắn, tránh để các bạn bị lợi dụng.
* Trong thời gian diễn ra cuộc thi, Tuổi Trẻ có nhận được một thư dài mấy trang giấy đề nghị... nên ngưng SMĐH. Lý do đưa ra khá nhiều, chỉ xin nhắc lại một ý có thể dễ gây sốc nhất cho ban tổ chức: SMĐH đã đánh một đòn chí tử vào ca nhạc dân tộc khi có nhiều bài hát mang màu sắc nhạc nước ngoài (pop, rock, rap, dance...). Anh nghĩ sao về ý này?
- Ngay trong dự kiến ban đầu, ban tổ chức đã xác định đây cũng là sự thể nghiệm một chương trình mới, nhưng lâu dài nhằm phục vụ khán giả yêu thích âm nhạc.
Âm nhạc thì mênh mông, tinh tế, sở thích khán giả thì đa dạng, một chương trình không thể giải quyết hết. Các bài hát đều là ca khúc VN, còn pop hay dance chỉ là hình thức tiết tấu mà qua đó nhằm khám phá khả năng của thí sinh để sau đó tham gia giúp họ định hướng phát triển phù hợp.
Là cán bộ văn hóa văn nghệ của Nhà nước, không ai lại nghĩ chuyện đánh một đòn chí tử vào nhạc dân tộc cả! Bên cạnh và sau khi xong chương trình này, VTV vẫn có những chương trình chuyên về âm nhạc dân gian, truyền thống, giao hưởng thính phòng...
* Lại có ý kiến thắc mắc tại sao phải mời chuyên gia nước ngoài?
- Dự kiến chương trình thiên về nhạc nhẹ nên đòi hỏi ca sĩ hình thành phong cách riêng (tất nhiên kỹ thuật thanh nhạc phải đặt lên hàng đầu). Ở nước ta vừa qua chưa có sự quan tâm đầy đủ về chuyện này. Ở nước ngoài, người ta có hẳn một loại công nghệ đào tạo phong cách.
Trước giờ không có chuyên gia nước ngoài thì ca sĩ ta vẫn cứ biểu diễn được. Nhưng để tạo ra phong cách riêng thì tại sao không nhân dịp này chúng ta thử cọ xát với cách thức đào tạo mới có tính công nghệ biểu diễn từ các chuyên gia nước ngoài? Thấy được thì học hỏi, còn không thì thôi.
* Về góc độ người tổ chức, so với ý định ban đầu - một thử nghiệm, anh thấy đã gặt hái những thành công gì?
- Nói thật sự: theo ý nghĩa một hoạt động được tổ chức lâu dài và thường xuyên thì bao giờ cũng đòi hỏi sự khó tính với hai chữ thành công. Điều đó hãy còn xa. Còn khung lại với một cuộc cụ thể này, thành công đó là: thu hút được sự quan tâm rộng rãi (về dư luận cũng như sự hưởng ứng của khán giả), rèn luyện được đội ngũ (tổ chức biểu diễn) chuyên nghiệp hơn, trước mắt có một số ca sĩ được chú ý, và điều quan trọng là đã nhìn thấy hình hài của một dạng chương trình mới, tất nhiên vẫn cần tiếp tục điều chỉnh.
Sau cuộc này, ban tổ chức sẽ ngồi lại với nhau, rút kinh nghiệm về những gì được và chưa được.
* Cảm ơn anh và xin chúc mừng một cách làm mới, một "thương hiệu mới" trong hoạt động âm nhạc: “Sao Mai - điểm hẹn”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận