Phóng to |
Họa sĩ trẻ Nguyễn Thị Tố Phương đang làm việc tại Sàn Art ở triển lãm Tương lai (Future) tháng 10-2007 |
Với một diện tích chỉ 40m2 ở mặt tiền đường quận trung tâm (23 Lý Tự Trọng, Q.1), nếu không được thuê với giá “hữu nghị” thì chủ nhân của nó cũng khó lòng gồng gánh nổi. Bởi mọi hoạt động của Sàn Art đều dựa vào Quĩ phi lợi nhuận Việt Nam Foundation for the Arts. Tham gia vào Sàn Art, các họa sĩ trẻ không phải mất tiền mặt bằng, số tiền 200 USD cho mỗi họa sĩ sẽ được hỗ trợ việc chuẩn bị vật liệu, khung tranh, in tờ rơi, catalogue…
Phóng to |
Triển lãm Đô thị giác (Công ty Panoramic) tại Sàn Art tháng 11-2007 |
Từ khi trở thành chủ nhân Sàn Art, họa sĩ Lê Quang Đỉnh trở thành curator (giám tuyển nghệ thuật)… bất đắc dĩ. Đấy là lời tâm sự rất thật của anh. Bởi anh thích làm một người sáng tác độc lập hơn hết. Nhưng vì một sân chơi của các họa sĩ trẻ, hiện tại anh đang dốc hết sức mình. Lê Quang Đỉnh cũng nhấn mạnh hoạt động của Sàn Art tồn tại không thể chỉ nhờ vào một mình anh, mà bên anh luôn có các cộng sự đắc lực và... miễn phí như: Tuấn Andrew Nguyễn, Tiffany Chung, Hà Thúc Phù Nam, Võ Chương Đại…
Bên cạnh việc kêu gọi tài trợ, Sàn Art đang mời khá nhiều curator quốc tế đến làm việc. Phương châm của Sàn Art là không buôn bán, để các họa sĩ thể hiện hết cá tính sáng tạo. Như vậy, cũng có nghĩa là nhóm sáng lập Sàn Art phải “toan tính” tất tần tật từ chuyện tiền bạc, đến sự vụ hành chính để duy trì sân chơi. Điều này không phải ai cũng dám làm và làm được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận