22/08/2007 20:34 GMT+7

Rắn biển: Thuốc trị đau nhức

Theo DS. Đỗ Huy Bích -Báo Sức khỏe & đời sống
Theo DS. Đỗ Huy Bích -Báo Sức khỏe & đời sống

Rắn biển có tên khác là đẻn biển, đẹn, hèo, có rất nhiều loài, nhưng chỉ có vài loài được dùng làm thuốc phổ biến như đẻn khoanh (Hydrophis cyanocinctus Daudin), đẻn vết (Hydrophis ornatus Gray) và đẻn cơm (Lapemis hardwickii Gray).

Rắn biển

YUSPhU6p.jpgPhóng to
Rắn biển
có tên khác là đẻn biển, đẹn, hèo, có rất nhiều loài, nhưng chỉ có vài loài được dùng làm thuốc phổ biến như đẻn khoanh (Hydrophis cyanocinctus Daudin), đẻn vết (Hydrophis ornatus Gray) và đẻn cơm (Lapemis hardwickii Gray).

Đó là nhóm động vật có đặc điểm và cấu tạo thích nghi với đời sống ở biển. Thân nhỏ, thon dài 1-2m hoặc hơn, có vảy, dẹt bên ở phía sau, đuôi hoàn toàn dẹt như cá mái chèo. Đầu nhỏ phủ các phiến sừng, lỗ mũi nằm ở trên miệng có nắp đậy ngăn nước không lọt được vào khoang mũi. Răng có nọc độc nằm ở hàm trên.

Theo kinh nghiệm dân gian, rắn biển có giá trị sử dụng cao trong thực phẩm và y dược.

Thịt rắn biển được chế biến như sau: Bắt rắn về, rửa nước cho sạch. Buộc đầu rồi treo lên hoặc ghim đầu vào một tấm ván, cầm đuôi kéo căng mình rắn, lấy dao sắc rạch một đường từ cổ họng xuống đến tận đuôi. Bỏ phủ tạng chỉ giữ lại mật và lớp mỡ. Rửa sạch máu ở mình rắn bằng cồn 900 (không rửa nước) rồi phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn lấy tiết thì trước khi buộc hoặc ghim rắn, cầm đầu rắn, cứa đứt động mạch cổ cho máu chảy ra, hứng lấy tiết để riêng.

Thịt rắn biển chứa protid và nhiều acid amin như arginin, cystin, cytein, corin, glycin, isoleucin, leucin, lysin, histidin, acid glutamic, ornithin, hydroxyprolin, treonin, tyrosin, valin. Người Việt Nam và nhiều nước châu Á khác thích ăn thịt rắn biển vì rất ngon và bổ dưỡng.

Dược liệu, tên thuốc là hải xà nhục, có vị mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng tăng trọng và chống viêm rõ rệt, đặc trị viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa và đau cột sống, viêm thần kinh tọa. Dạng dùng thông dụng nhất là rượu ngâm từng loại hoặc hỗn hợp 3 loại: rắn khoanh, rắn vết, và rắn cơm, với tỷ lệ một phần thịt rắn với 3 phần rượu 400, ngâm trong 15-20 ngày, càng lâu càng tốt. Có nơi người ta còn chôn cả bình rượu rắn xuống đất để hàng năm mới dùng.

Mỗi ngày uống 20ml sau bữa ăn chiều. Hoặc nấu thịt rắn lẫn xương với 3 lần nước rồi cô thành cao sền sệt (cao toàn tính). Ngày uống 5-10g hòa với rượu hâm nóng và ít mật ong. Cũng có thể lấy thịt và xương rắn biển sấy khô, tán bột, rây mịn, rồi làm thành viên mà uống. Thuốc được dùng trong thời gian dài, không gây tác dụng phụ, giảm viêm, giảm đau nhanh, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, tăng cân.

Mật rắn biển (hải xà đởm) chứa acid mật và nhiều chất khác như trong mật của các rắn ở cạn, có vị hơi ngọt, đắng, có tác dụng chống viêm, giảm đau, an thần, gây ngủ. Dùng riêng hoặc chế thêm vào rượu rắn mà uống.

Tiết rắn biển (hải xà huyết) mới hứng được, pha với rượu và chất thơm, uống chữa thiếu máu, chóng mặt, đau lưng, nhức xương. Người bị bệnh tăng huyết áp không được dùng.

Mỡ rắn biển (hải xà cao) rán lấy nước, bôi chữa bỏng như các loại mỡ động vật khác

Theo DS. Đỗ Huy Bích -Báo Sức khỏe & đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên