![]() |
Khu phố cổ Hà Nội, thường được gọi là “Hà Nội 36 phố phường”, hình thành từ đầu thế kỷ 15, giới hạn bởi phía Bắc là đường Hàng Đậu, phía Nam là các đường phố Hàng Bông-Hàng Gai - Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải và phía Tây là đường Phùng Hưng.
Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái ngói rêu phong cổ kính, những ngôi nhà nhỏ hình ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau, tạo nên không gian kiến trúc cổ sinh động, đa dạng.
Khu vực này hiện còn 79 công trình di tích vǎn hóa-lịch sử, tôn giáo (trong đó có khoảng 60 đình, dấu ấn tổ nghề) và 859 công trình kiến trúc có giá trị (245 ngôi nhà cổ và 614 ngôi nhà cũ), và đặc biệt là Ô Quan Chưởng (cửa Ðông Hà), di tích khá nguyên vẹn của kinh thành Thăng Long xưa.
Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó như Hàng Ðào, Hàng Ðường, Hàng Mã, Hàng Thiếc.
Khác với các phố cổ khác trên thế giới, phố cổ Hà Nội hiện nay vẫn là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hàng ngày của người dân đô thị. Trục thương mại dịch vụ gồm các tuyến phố Hàng Đào-Hàng Ngang-Hàng Đường và Lương Vǎn Can-Hàng Cân-Chả Cá-Hàng Lược.
Từ tháng 4, các chuyên gia Nhật Bản và VN đã khảo sát và tiến hành tôn tạo một số nhà cổ trong khu vực này nhằm bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống Hà Nội.
Hà Nội cũng đang triển khai dự án “Hà Nội 2010 - Di sản văn hóa đặc trưng”, với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU), thành phố Tuludơ (Pháp) và Brusel (Bỉ). Dự án, được triển khai trong hai năm 2004-2005, dự kiến sẽ xây dựng chương trình quản lý phố cổ bằng mạng thông tin GIS.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận