



TTCT - Ngắm phòng triển lãm “& mưa” của Lê Văn Nhường, tôi rất thích hai bức tranh “Mưa 1” và “Mưa 4”. Đó là những bức tranh vẽ con nghê đá và tượng một vị quan trong đại nội đang trầm mặc trong mưa. Mưa không còn là hiện tượng thiên nhiên vô tri vô giác nữa, mà mưa đã làm “mềm” lòng người, làm “mềm” cả tượng đá trăm năm. “Mưa ướt mềm trên Huế - Hoàng thành mưa lung linh”.