18/07/2013 19:38 GMT+7

Phát hiện hóa thạch khủng long hiếm "mũi to, mặt sừng"

TRÙNG DƯƠNG
TRÙNG DƯƠNG

TTO - Các nhà khảo cổ học vừa khai quật mẫu hóa thạch của loài khủng long quý hiếm “mũi to, mặt sừng” trong khu vực trầm tích tại miền nam Utah, Mỹ có niên đại khoảng 76 triệu năm.

UqjbQOYv.jpgPhóng to

Mô hình loài khủng long mới Nasutoceratops được phát hiện tại đài tưởng niệm Grand Staircase-Escalante của Utah - Ảnh: Reuters

Loài khủng long quý hiếm này có tên khoa học Nasutoceratops, có nghĩa là “mũi to, mặt sừng”. Đây là thành viên duy nhất được biết đến trong nhóm khủng long từng sống ở khu vực Tây Bắc Mỹ và bị cô lập bởi đường biển cổ đại.

Loài khủng long mới này cao khoảng 5m, nặng khoảng 2,5 tấn, là một chi trong họ khủng long có sừng. Hình dạng của nó rất đặc biệt với một cái mũi và sừng trước mặt được cho là lớn nhất và dài nhất trong các loài khủng long. Thức ăn chủ yếu của nó là thực vật.

Theo các nhà khoa học, cái sừng dài của loài này được sử dụng để thu hút bạn tình, đe dọa hay chiến đấu với kẻ thù xâm nhập khu vực sống của chúng. Hóa thạch của Nasutoceratops được phát hiện gần đài tưởng niệm Grand Staircase-Escalante của Utah.

Theo thống kê, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hóa thạch của khoảng 20 loài khủng long tại các địa điểm thuộc miền nam Utah. Ông Sampson, thành viên nhóm khảo cổ học, cho biết: "Nhiều người nghĩ rằng chúng tôi đã tìm thấy tất cả hóa thạch của khủng long, nhưng thật sự chúng tôi chỉ mới làm “xước” bề mặt khu vực nghiên cứu, chúng tôi còn nhiều cơ hội để tìm hiểu thế giới loài khủng long".

(Theo Reuters)

TRÙNG DƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên