Phóng to |
Nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Columbia đặt tên cho enzyme này là Uch-L1.
Alzheimer là căn bệnh ăn mòn trí nhớ con người. Theo nhóm nghiên cứu, não người bị tác động bởi bệnh này có khuynh hướng giảm Uch-L1.
Trong nghiên cứu của mình, nhóm đã tiêm Uch-L1 vào não của chuột thí nghiệm bị bệnh Alzheimer. Kết quả họ phát hiện enzyme này đã giúp trí nhớ của loài gặm nhấm này phục hồi.
Điều đặc biệt là enzyme này không tiêu diệt các protein amyloid beta bám ở não - được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer - mà làm cho nó trở nên bình thường và không có hại cho trí nhớ. Theo nhà nghiên cứu Ottavio Arancio, điều này rất quan trọng bởi protein amyloid beta giữ một vai trò quan trọng trong cơ thể.
Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn trước khi đưa enzyme này vào thử nghiệm ở con người. Dù vậy, họ tỏ ra rất lạc quan bởi hiệu quả điều trị của nó.
Tính đến nay đã có hàng triệu người trên thế giới mắc bệnh Alzheimer, trong đó chỉ riêng tại Mỹ có 4,5 triệu bệnh nhân, và số lượng người bệnh dự kiến sẽ bùng nổ trong vài thập kỷ tới khi số người già tăng lên, trong khi một số loại thuốc điều trị hiện có hầu như ít có tác dụng. Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học phát triển loại thuốc mới điều trị bệnh Alzheimer hiệu quả hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận