![]() |
Hiệu trưởng của trường trung học này cho biết rằng không biết từ khi nào mà mọi học sinh trong trường đã nhiễm trào lưu thiết lập webblog (nhật ký hay web cá nhân trên Internet). Hầu như học sinh nào cũng có một hoặc nhiều webblog để đăng tải đủ thứ ý kiến thượng vàng hạ cám của chúng. Lượng thông tin này nhiều đến nỗi có thể dùng nhiều công cụ truy tìm thông tin để tìm ra một cách dễ dàng.
Nữ phát ngôn viên của trường này cho biết rằng từ khi đưa ra lệnh cấm thì lượng “tin, bài” có tính chất nhạy cảm đưa lên mọi webblog đã giảm hẳn và một số webblog đã ngưng hoạt động hoặc bị xóa đi.
Rất nhiều học sinh đã sử dụng các webblog nặc danh như một phương tiện nhằm “bôi bác” trường học cũng như xúc phạm cá nhân.
Một số nhân vật chuyên ủng hộ cho quyền tự do ngôn luận và xuất bản thông tin trên web blog cũng đã phản ứng với quyết định của trường trung học này. Họ khuyến cáo nhà trường và gia đình nên có biện pháp giáo dục con em mình đừng đưa lên web blog những thông tin sai lạc nhưng nên tôn trọng quyền “tự do thông tin” của tất cả mọi người, ngay cả những học sinh ở độ tuổi vị thành niên.
Nhưng các giới chức của trường trung học này đã tỏ thái độ phản đối gay gắt trước hiện tượng xuất bản webblog vô tội vạ của học sinh, và cho biết rằng mọi phụ huynh có con học trong trường nay đều phải ký kết một bản cam đoan sẽ tích cực “quản lý” việc đưa thông tin của con em mình lên các webblog.
Hiện nay để “bôi bác” một ai đó trên mạng đã trở thành chuyện khá dễ dàng với sự bùng nổ của webblog. Chỉ cần thiết lập một webblog nặc danh trong đó đăng tải đầy dẫy những thông tin sai lạc về ai đó, sau đó dùng một e-mail nặc danh khác để gửi địa chỉ webblog này đến toàn bộ e-mail của những người cần “phổ biến” là lập tức “thông tin” sẽ lan tràn ở mức độ không thể kiểm soát.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận