27/12/2003 08:35 GMT+7

Phải "đô rê mi..." rồi mới "hò xự xang..."

MINH TỰ
MINH TỰ

TT - Năm 1996, nhờ sự cố vấn nhiệt thành của giáo sư Trần Văn Khê, một lớp đào tạo nhã nhạc hệ đại học chính qui đã được mở tại Trường đại học Nghệ thuật Huế, với sự tài trợ kinh phí của Chính phủ Nhật Bản và đã được Bộ Giáo dục - đào tạo cấp mã ngành đào tạo. Đó cũng là cột mốc đáng ghi nhớ về sự nỗ lực chấn hưng nhã nhạc.

6fYJq7jX.jpgPhóng to
Đây là hình ảnh tư liệu về một dàn ty trúc nhạc thời Nguyễn (thuộc hệ thống nhã nhạc, có biên chế tương tự tiểu nhạc), không hề thấy đàn bầu, tranh và bộ gõ bằng trống lớn (tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế)
TT - Năm 1996, nhờ sự cố vấn nhiệt thành của giáo sư Trần Văn Khê, một lớp đào tạo nhã nhạc hệ đại học chính qui đã được mở tại Trường đại học Nghệ thuật Huế, với sự tài trợ kinh phí của Chính phủ Nhật Bản và đã được Bộ Giáo dục - đào tạo cấp mã ngành đào tạo. Đó cũng là cột mốc đáng ghi nhớ về sự nỗ lực chấn hưng nhã nhạc.

Thí sinh háo hức đăng ký dự thi vào ngành nhã nhạc vì có học bổng cao, được học với các nghệ nhân giỏi, các chuyên gia hàng đầu của VN và của cả Nhật Bản, Hàn Quốc... Mười một cử nhân nhã nhạc khóa đầu tiên này ra trường (vào năm 2000) đã dễ dàng tìm được việc làm ở Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế, Trường trung học Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên - Huế.

Nhưng chỉ được một khóa ấy mà thôi, khi dự án “đại học nhã nhạc” kết thúc, không còn nguồn tài trợ nữa thì việc đào tạo nhã nhạc lâm vào cảnh “chợ chiều”. Mỗi năm chỉ vài ba thí sinh đăng ký dự thi và chỉ tuyển được một hai thí sinh, có năm chỉ tuyển được... một thí sinh.

Giải thích về sự bế tắc này, ông Đoàn Công Chuân - trưởng khoa nhạc cụ dân tộc, Trường đại học Nghệ thuật Huế - cho hay: “Đầu vào đã khó, đầu ra càng khó hơn, hỏi làm sao tìm đủ người theo học?”.

Theo ông Chuân, đề thi tuyển sinh ngành nhã nhạc đòi hỏi trình độ rất cao, nên lâu nay hầu như chỉ có học sinh đang theo học hệ trung học dài hạn 9-11 năm của trường mới đủ khả năng dự thi, thậm chí có người thi đến ba năm mới đậu. Học nhã nhạc là phải miệt mài ngày đêm, vậy mà khi ra trường không biết tìm việc ở đâu. Chỉ có hai nơi sử dụng được nghề của họ (nhà hát cung đình và trường văn hóa nghệ thuật tỉnh) thì đã đủ chỗ.

Bên cạnh những khó khăn căn bản đó còn có sự lúng túng trong chương trình, phương pháp đào tạo. Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền cho rằng lớp nhã nhạc ở trường đại học này cần phải được đào tạo một cách chuyên biệt, chương trình chỉ nên tập trung cho kiến thức chuyên ngành, cách đào tạo mũi nhọn như thế mới đem lại hiệu quả. Hiện tại sinh viên nhã nhạc nhưng chỉ học kiến thức chuyên ngành có 117 đơn vị học trình, trong khi các môn đại cương cũng đã đến 88 học trình.

Ông trưởng khoa thừa nhận chương trình của nhã nhạc chỉ sơ lược, chủ yếu là học các bài bản tiểu nhạc. Nhưng hệ trọng hơn, đó là lối truyền dạy và tiếp thu vẫn không thoát ly khỏi lối ký - xướng âm hiện đại. Trước khi “hò, xự, xang...” thì sinh viên phải “đô, rê, mi...” trước.

Đó phải chăng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng “giao hưởng hóa” nhạc cung đình như đã thấy? Riêng việc nhã nhạc mà lại đào tạo nhạc công đàn bầu và đàn tranh thì ngay nghệ nhân Trần Kích và cả nhiều giảng viên của khoa vẫn không thể nào hiểu được!

Theo dòng sự kiện:

Tin vui nhã nhạc

Nhã nhạc VN & những kiệt tác khác của nhân loại

Nhã nhạc đang bị cải biên!

Nhã nhạc: Bảo tồn thì ít, cải biên thì nhiều

MINH TỰ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên