13/07/2009 05:12 GMT+7

Oanh liệt Chi Lăng - Đống Đa

ĐẶNG THỤY NHÃ UYÊN(Trường tiểu học Trưng Vương,  Cẩm Tân, thị xã Long Khánh, Đồng Nai)
ĐẶNG THỤY NHÃ UYÊN(Trường tiểu học Trưng Vương,  Cẩm Tân, thị xã Long Khánh, Đồng Nai)

TTO - “Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”, Không phải đợi đến ngày hôm nay thế hệ trẻ như chúng tôi mới được trao cho cái trọng trách cao quý ấy mà đã từ rất lâu... Lịch sử hào hùng của dân tộc chứng minh điều đó.

Cuộc thi “Tự hào sử Việt” - Giai đoạn 2

THoA11bj.jpgPhóng to

...................................

* Đáp án câu hỏi kỳ 1

1. Hãy liệt kê ít nhất năm trường hợp cả cha và con đều là anh hùng, danh nhân của đất nước (tính đến tháng 8-1945, không kể vua cha - vua con như Trần Thái Tông - Trần Thánh Tông).

Nguyễn Cảnh Chân - Nguyễn Cảnh Dị/ Đặng Tất - Đặng Dung/ Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi/ Nguyễn Hữu Dật- Nguyễn Hữu Cảnh/ Mạc Cửu - Mạc Thiên Tứ/ Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Lâm/ Tôn Thất Thuyết - Tôn Thất Đàm (1)/ Tôn Thất Thuyết - Tôn Thất Tiệp (1)/ Trương Định - Trương Quyền/ Nguyễn Đình Chiểu - Sương Nguyệt Anh/ Nguyễn An Khương - Nguyễn An Ninh...

(1) Gia phả của cụ Tôn Thất Thuyết ghi: Tôn Thất Tiệp, Tôn Thất Đàm chứ không phải Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm.

2. “Ngồi đan sọt mà lo việc nước” là câu chuyện về anh hùng:

c/ Phạm Ngũ Lão.

Phạm Ngũ Lão quê ở làng Phù Ủng, tỉnh Hưng Yên. Mồ côi cha từ thưở nhỏ, tuy nhà nghèo nhưng ông có chí lớn. Bẩm tính thông minh, ông lại năng học tập, nên văn võ đều giỏi cả.

Lúc ông 20 tuổi, trong làng có người đỗ Tiến sĩ, cả làng kéo đến mừng, riêng ông không đến, bà mẹ hỏi, ông thưa: “ Con chưa làm nên sự nghiệp để vui lòng mẹ. Nay đi mừng người thì con lấy làm nhục lắm”

Một hôm, ông ngồi trước cửa nhà, bên vệ đường, vót tre đan sọt, gặp lúc Trần Hưng Đạo đi ngang qua, tiền hô hậu ủng, ông vẫn ngồi suy nghĩ. Quân lính thét bảo đứng dậy, ông thản nhiên như không. Quân lấy giáo thích vào đùi, máu chảy dầm dề, ông vẫn trơ trơ như tượng đá.

Hưng Đạo Vương đi tới, lấy làm lạ, dừng lại hỏi. Ông mới giật mình đứng dậy lễ phép thưa rằng: “Kẻ quê này đang mải mê nghĩ đến một trận thế phá giặc mà thất lễ với Đại Vương, xin tạ tội”. Vương lại hỏi đến kinh sử, binh thư thì ông ứng đối trôi chảy, Vương biết là người tài, bèn cho ngồi xe đưa về Kinh, tiến cử coi vệ binh.

Trải ba triều vua, Phạm Ngũ Lão đều một lòng trung chánh, đem tài bách chiến để giữ gìn đất nước, nên được phong tới chức Điện Tiền Thượng Tướng quân.

3. Ai là tác giả câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc!”? Cảm nghĩ của bạn về câu nói đó.

“Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Suốt mấy ngày nay câu nói trên nó cứ theo đuổi tôi cả vào trong giấc ngủ. Chỉ một câu nói thôi nhưng nó lại chứa đựng trong đó biết bao ý nghĩa. Tôi còn nhớ rằng trong một tác phẩm của mình nhà thơ Tố Hữu viết:

Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có con người như chân lý sinh ra...”

Chỉ bốn câu thơ nhưng nó đã đủ nói lên tất cả. Trong cái hoàn cảnh phải đối mặt với cái chết nhưng Trần Bình Trọng – người con trung hiếu của nhân dân Đại Việt - vẫn hiên ngang đáp trả quân thù. Những lời ngon ngọt dụ dỗ của chúng vẫn không lung lạc được tấm lòng kiên trung của người thanh niên 26 tuổi này. “Vàng bạc công danh ư! Không đừng hòng! Ta thà chết chứ nhất định không khuất phục. Cho nên bọn bay đừng có mong mua chuộc được ta.”

Quỷ nước Nam đem so sánh với vương nước Bắc - theo lẽ thường đó là sự so sánh khập khiễng và không tương xứng nhưng trong thời khắc ấy hoàn cảnh ấy chính sự khập khiễng ấy lại tạo nên cái cao quý cái khí chất của con người Trần Bình Trọng và cũng là khí chất của đông đảo đại bộ phận nhân dân Đại Việt. Cái khí chất bất khuất kiên cường: “Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Người ta thường bảo “Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước” vâng thế hệ trẻ chúng tôi đang mang trên mình một trọng trách ấy. Bản thân chúng tôi biết rằng không phải dễ dàng gì để có thể đảm đương tốt trọng trách ấy. Không phải đợi đến ngày hôm nay những người như chúng tôi mới được trao cho cái trọng trách cao quý ấy mà từ rất lâu trong quá khứ công việc này đã được thực hiện. Lịch sử hào hùng của dân tộc chứng minh điều đó. Và Trần Bình Trọng một ví dụ điển hình cho những người thanh niên đảm đương tốt trách nhiệm lớn lao ấy.

Việt Nam đang trên con đường phát triển mạnh mẽ. Ngay trong thời đại phong kiến những con người như Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản cũng đã ý thức được vai trò trọng trách của mình và họ đã thực hiện tốt điều đó thì không có lí do gì chúng tôi những người thanh niên sống trong xã hội văn minh hiện đại lại không thể làm được. Tuy hiện nay vẫn còn những nhóm người đang chìm đắm trong lối sống sai lầm ích kỷ nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ đủ sức đảm đương tốt vai trò của mình đề không khỏi phụ lòng những người đi trước đã hy sinh vì chúng tôi.

4. Lời ca nào trong bài “Hội nghị Diên Hồng” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã gợi lên trong lòng bạn cảm xúc hào hùng và tinh thần bất khuất? Vì sao?

Khi nghe ca khúc này, em cảm thấy trong lòng mình bùng lên một sự thôi thúc mạnh mẽ, đặc biệt là đoạn hỏi đáp của vua tôi nhà Trần:

- Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?- Quyết chiến!- Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?- Quyết chiến!Quyết chiến luônCứu nước nhàNối chí dân hùng anh.- Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?- Hi sinh!- Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?- Hi sinh!Thề liều thân cho sông núiMuôn năm lừng uy!

Lời bài hát hiên ngang đầy khí phách, âm nhạc hào hùng. Trước thế mạnh của quân giặc, tất cả các bô lão, đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân Đại Việt không hề sợ hãi, không hề chùn bước, vẫn khí thế hô vang “Quyết chiến“, “Hy sinh”.

Em hình dung cảnh Vua và các bô lão vung cao nắm tay thề “Quyết chiến”, cảnh quân và dân Đại Việt đồng lòng kề vai sát cánh bên nhau, tạo nên một khối vững chắc không gì lay chuyển. Đó chính là sức mạnh của sự đoàn kết một lòng quyết chiến đấu bảo vệ đất nước.

Trong thời chống giặc Nguyên – Mông, đất nước ta xuất hiện biết bao nhiêu anh hùng. Nào là các bậc vương tướng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật,... cho đến người thiếu niên anh dũng Hầu Hoài Vương Trần Quốc Toản với ngọn cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” đi vào lịch sử cùng với câu nói bất hủ của Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng: ”Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”... và còn nhiều người anh hùng khác nữa mà bài viết ngắn này không thể kể hết tên, cùng với bao chiến sĩ vô danh đã anh dũng hy sinh làm nên chiến thắng quân Nguyên – Mông lừng lẫy, dựng nên tinh thần bất khuất của dân tộc ta.

Bài hát “Hội nghị Diên Hồng” nhắc em nhớ lại một thời kì đầy gian khó nhưng rất đỗi hào hùng của lịch sử dân tộc ta; dạy cho em hiểu lòng yêu nước có sức mạnh vĩ đại như thế nào.

Câu hỏi kỳ 2

1. Bốn vị nào sau đây đều là danh nhân văn hóa nổi tiếng thời Trần:a/ Lê Văn Hưu - Hàn Thuyên - Lê Quang Định - Mạc Đĩnh Chi.b/ Hàn Thuyên - Phùng Khắc Khoan - Chu Văn An - Lê Văn Hưu.c/ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Chu Văn An - Mạc Đĩnh Chi - Hàn Thuyên.d/ Mạc Đĩnh Chi- Hàn Thuyên - Chu Văn An - Lê Văn Hưu.

2. Ai là tác giả bài thơ:

Đoạt sáo Chương Dương độ,Cầm hồ Hàm Tử quan.Thái bình tu trí lực,Vạn cổ thử giang san.

Tạm dịch:

Chương Dương cướp giáo giặc,Hàm Tử bắt quân thùThái bình nên gắng sức,Non nước ấy ngàn thu.

Cảm nhận của bạn về bài thơ trên (không quá 300 chữ).

3. Tóm tắt câu chuyện “Dâng sớ chém bảy nịnh thần”. Bạn nghĩ gì về khí tiết của người dâng sớ (không quá 500 chữ)?

4. Hãy thuật lại câu chuyện Trần Quốc Tuấn “vì nước quên thù nhà”. Cảm nghĩ của bạn về câu chuyện này (không quá 500 chữ).

DRFR5jvj.jpgPhóng to
ĐẶNG THỤY NHÃ UYÊN(Trường tiểu học Trưng Vương,  Cẩm Tân, thị xã Long Khánh, Đồng Nai)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên