![]() |
Hơn 20.000 sinh viên ở Tây An đợi đăng ký thi tuyển dụng công chức năm 2005 |
Theo đó, để nuôi một đứa bé khôn lớn tới 16 tuổi cần 250.000 tệ (1 NDT = 0,12 USD), nếu cộng thêm chi phí giáo dục sẽ là 480.000 tệ. Còn chi phí để nuôi một đứa con tới... 30 tuổi, không phải là sinh viên, sẽ là 490.000 tệ (59.000 USD)! Đó là chưa kể 50.000-60.000 tệ các khoản bảo hiểm xã hội, học thêm, lì xì. Báo cáo này còn dự toán mỗi đứa trẻ TQ có thể nhận lì xì mỗi năm mới được khoảng 2.300 tệ, thậm chí những đứa trẻ “vàng” vì có thể nhận tới 40.000 tệ. Báo cáo này cũng nói đó là chưa tính các khoản chi phí mà bố mẹ chúng phải trả giá trong thời gian mang thai, sinh con, nghỉ hộ sản... (chẳng hạn cha mẹ chúng có thể vắng hoặc tới sở làm trễ, bị thay đổi công việc hay không được thăng tiến). Các con số này sau khi được công bố đã tạo dư luận sôi nổi trên các diễn đàn Internet ở TQ. Những người phản đối nói có lẽ những nhà nghiên cứu đưa ra con số này đang sống trong tháp ngà. Những người tỉnh táo hơn nói có lẽ những đứa trẻ được thống kê trong nghiên cứu trên là “CÔCC” (con ông cháu cha), hoặc chí ít cũng là con tầng lớp thượng lưu. Bởi nếu tính thu nhập bình quân của khoảng 80% gia đình TQ thì sẽ thấy, để có được 490.000 tệ nuôi con, một gia đình TQ có ba người với thu nhập bình quân 10.000 tệ/năm sẽ phải “khóa miệng” ròng rã suốt 49 năm không ăn uống mới có được. Ngược lại, một số công dân Net ở Bắc Kinh thì nói họ hoàn toàn tin vào báo cáo vì một người lấy thí dụ từ chính gia đình mình, nói ông ta phải tốn 200 tệ cho 90 phút học luyện thi của con mình, 200 tệ cho việc khám mắt và 200 tệ khác cho một cặp kính. Chỉ cần cộng thêm các chi phí này thì số tiền nuôi con của ông ta lên tới 490.000 tệ là chuyện hiển nhiên.Cùng lúc, một kết quả điều tra khác của Phòng an sinh xã hội và lao động quận Lô Loan (Thượng Hải) phát hiện 70% thanh niên tuổi từ 16 đến 35 chưa có việc làm nói việc tiêu xài, sinh sống của họ lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ; trong khi 16% trong số họ đã có bằng đại học hoặc trên đại học, đa số tốt nghiệp trung học hay trường nghề.
Đáng ngạc nhiên là đa số các bạn trẻ này không có ý đi tìm việc: 70% chẳng bao giờ chịu qua một khóa đào tạo nghề nghiệp nào để tìm việc mới. Trong tất cả những người dưới 35 tuổi thất nghiệp ở Lô Loan, nghề họ ưa thích là thư ký văn phòng và quản trị, chỉ 10% chấp nhận công việc trong khu vực dịch vụ như bán hàng hoặc bồi bàn. Đa số họ lại đòi mức lương 1.500 tệ/tháng, tức ngang với các sinh viên tốt nghiệp đại học!Những công dân Net vì thế cho rằng thật ra, dù dư dả hay khó khăn, chẳng bậc cha mẹ nào tính phải tốn bao nhiêu để nuôi một đứa con, mà điều họ lo âu hơn là chúng sẽ lớn thành người như thế nào. Đó sẽ là những người trẻ tự lập, vào đời bằng chính khả năng và đôi chân của mình hay mãi là những “đứa con của mẹ”? Có lẽ đây mới chính là điều cần những cuộc nghiên cứu để hỗ trợ giới trẻ vào đời, cảnh tỉnh các bậc cha mẹ bớt đi tính bao biện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận