05/11/2006 07:01 GMT+7

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ…

TRẦN THỊ PHI YẾN
TRẦN THỊ PHI YẾN

TT - Đọc loạt bài “Ơn nghĩa sinh thành”, tôi phải suy nghĩ và thay đổi hẳn sự trách hờn của tôi với mẹ. Mẹ hiện đang sống cùng vợ chồng tôi để chăm sóc con gái tôi vừa tròn 2 tuổi. Mẹ rất cực khổ và vất vả chăm sóc anh chị em chúng tôi từ nhỏ cho đến khi lập gia đình, rồi bây giờ lại tiếp tục chăm sóc con của chúng tôi.

(Nhân đọc loạt phóng sự “Ơn nghĩa sinh thành”, Tuổi Trẻ từ 29-10 đến 4-11)

J6YiJzYV.jpgPhóng to

"Ngọn nến không tắt" Tô Văn Khải (Củ Chi, TP.HCM) làm thuê lo cho cha mẹ bại liệt và hai em gái bị bại não - Ảnh: Quốc Việt

TT - Đọc loạt bài “Ơn nghĩa sinh thành”, tôi phải suy nghĩ và thay đổi hẳn sự trách hờn của tôi với mẹ. Mẹ hiện đang sống cùng vợ chồng tôi để chăm sóc con gái tôi vừa tròn 2 tuổi. Mẹ rất cực khổ và vất vả chăm sóc anh chị em chúng tôi từ nhỏ cho đến khi lập gia đình, rồi bây giờ lại tiếp tục chăm sóc con của chúng tôi.

hct9Tnin.jpgXem video clip "Một ngày ở trung tâm báo hiếu"hct9Tnin.jpgXem video clip "Bông hồng cài áo"hct9Tnin.jpgXem video clip "Hai người mẹ"hct9Tnin.jpgXem video clip "Ngọn nến không tắt"hct9Tnin.jpgXem video clip "Trái tim người mẹ"hct9Tnin.jpgXem video clip "Trời xanh có thấu..."

Tôi vẫn biết nên cố làm mọi cách cho mẹ được vui lòng. Thế nhưng tôi vẫn còn người anh thứ ba năm nay 46 tuổi, anh không có công ăn việc làm, không tự biết chăm lo cho mình mặc dù không bị bệnh gì cả, cứ mãi phụ thuộc vợ chồng tôi và làm khổ mẹ mỗi khi bị cơn bệnh hành hạ do uống rượu quá nhiều. Mẹ phải lo từng bát cháo, viên thuốc, giặt từng bộ đồ cho anh trong khi chúng tôi bỏ mặc không chịu làm vì quá giận.

Tôi đã lớn tiếng và trách móc mẹ tại sao phải khổ vì anh như thế, rằng anh đã lớn rồi và phải biết suy nghĩ, rằng mẹ phải bỏ mặc cho anh chết đi mới thoát được cái nợ đời này... Tôi có nói bao nhiêu chăng nữa mẹ vẫn lầm lũi mang từng bát cháo, đút từng muỗng cho anh tôi. Không chịu nổi, lắm lúc tôi đã muốn mang con gửi vào trường học rồi bảo mẹ về quê cùng anh mà lo cho anh.

Thế mà sau khi đọc được bài báo, thấy hình ảnh người mẹ già vẫn giấu từng viên kẹo nhỏ để dành cho đứa con ở trường cai nghiện, điều đó đã khiến tôi chạnh lòng. Tôi đã hiểu vì sao mẹ không bỏ được người anh “hư đốn” của tôi. Tôi muốn chạy thật nhanh khỏi chỗ làm về nhà ôm chầm lấy mẹ và nói với mẹ rằng: Mẹ ơi hãy thứ lỗi cho con.

* Tôi vẫn còn nhớ khi còn nhỏ có đọc một câu chuyện rằng có người thanh niên vì không muốn nuôi cha già nên đã làm chiếc cũi để bỏ cha vào định đưa lên rừng bỏ. Thấy cha làm như thế với ông, cậu bé - con trai của thanh niên kia - do muốn cứu ông nên nói rằng: “Khi cha bỏ ông lên núi thì nhớ mang chiếc cũi về để khi cha già con bỏ cha vào chiếc cũi đó mà mang lên rừng”.

Không biết những người con bất hiếu trong loạt bài có biết câu chuyện này hay không, và họ nghĩ như thế nào nếu con cái của họ cũng đối xử với họ như vậy. Rất may chúng ta cũng còn có thật nhiều những người con hiếu thảo, hết lòng cho cha mẹ, anh em, thậm chí là người mẹ nuôi như báo đã đăng. Xin cảm ơn Tuổi Trẻ về những câu chuyện đã đánh động lòng tôi.

* Cảm ơn Tuổi Trẻ đã giúp tôi cảm thấy hạnh phúc hơn khi còn cha mẹ, ông bà nội, bà ngoại. Tôi bỗng nhớ da diết một đoạn thơ của ai đó, đại ý: “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy cha che chở con. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”. Và nghĩ rằng mình phải sống thật có hiếu hơn.

* Sáng hôm đó, tôi to tiếng với cha vì một chuyện liên quan đến cơm áo gạo tiền. Tôi bực mình rời nhà ra một quán cà phê ngồi, mua một tờ báo đọc. Phóng sự “Bông hồng cài áo” đập vào mắt. Tôi giật mình, một cảm giác xấu hổ chạy dọc sống lưng. Cơn giận của tôi tan biến.

Trong một cảm giác xấu hổ đến tột cùng vì cách cư xử tệ hại với cha, tôi đi tìm mua thêm các số báo cũ. Càng xấu hổ hơn khi đọc các bài báo khác về ơn nghĩa sinh thành, về những con người còn khó khăn hơn tôi gấp vạn lần mà vẫn lấy chữ hiếu làm đầu.

Tôi về nhà, không còn mặt mũi nào nhìn cha, nhưng tôi không thể không nói lời xin lỗi. Cha tôi không nói gì, nhưng tôi biết cha bỏ qua cho tôi. Bởi vì ông là cha của tôi, và tôi - dù đã lớn - vẫn là đứa con có nhiều sai lầm trong mắt ông. Tôi cắt những bài báo đó ra, cất đi, để lúc nào đó có điều gì không phải một lần nữa với cha mẹ thì lấy ra đọc lại.

TRẦN THỊ PHI YẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên