10/08/2009 02:02 GMT+7

Núi sông bờ cõi đã chia...

NGUYỄN HOÀNG VŨ (lớp K14PR3, ĐH Văn Lang)
NGUYỄN HOÀNG VŨ (lớp K14PR3, ĐH Văn Lang)

TT - Nguyễn Trãi cũng nói đến bờ cõi riêng nhưng không viện đến quy định của trời (Tiệt nhiên định phận tại thiên thư) mà nói đến truyền thống văn hiến, nghĩa là nói đến nền văn hóa của con người sống trên bờ cõi đó, tức nói đến dân tộc với đầy đủ tư cách độc lập...

Cuộc thi “Tự hào sử Việt”

Giai đoạn 2 - Oanh liệt Chi Lăng - Đống Đa

DotCS9jJ.jpgPhóng to

Đáp án câu hỏi kỳ 3:

1. “Hãy cho biết cải cách kinh tế quan trọng nhất của Hồ Quý Ly?”

(Có hai xu hướng đánh giá. Ban tổ chức xin giới thiệu hai bài dự thi xuất sắc)

Hồ Quý Ly và “thông bản hội sao”

Lật từng trang sử, vẫn còn ghi:Quý tộc nhà Trần, rất quyền uyĐoạt ngôi, giết chúa, ban cải cáchChính người xưa ấy - Hồ Quý Ly.

Về mặt kinh tế, quan trọng nhất:Phát hành tiền giấy trong toàn dân“Một ba chín sáu” (1396) - năm Bính TýMột bước cải cách âu rất cần.

“Thông bản hội sao” chính là đâyTờ tiền đầu tiên nước Việt nàyPhụ thuộc mệnh giá ghi trên ấyHọa tiết rồng, phượng, rùa, lân, mây.

Tiền đồng tiền kẽm được thu vàoLà nguồn kim loại quý biết baoChế tạo vũ khí nhằm dự trữPhòng khi bất trắc, chống giặc.

Hơn hết là giải quyết khủng hoảngCứu vãn nền tài chính quốc giaVà giúp việc trao đổi hàng hóaĐã thuận lợi lại thêm dễ dàng.

Thực hiện với một quyết tâm caoQuý Ly mong nước mạnh dân giàuTuy vẫn còn một vài hạn chếNhưng tấm lòng thật quý biết bao.

Ban hành cải cách quan trọng nhấtVì nước Việt hùng mạnh ngày sauNhưng rất tiếc lòng dân đánh mấtNên ông đành ôm trọn niềm đau.

Bài toán lương thực

“... Cải cách được xem có ý nghĩa nhất đó là đưa nhà nước trở thành người chủ sở hữu ruộng đất lớn nhất và nông dân được trao quyền sử dụng ruộng đất công ấy để sản xuất và chỉ có nghĩa vụ nộp lại thuế cho nhà nước. Với chính sách hạn điền quy định chỉ có đại vương và trưởng công chúa mới được phép có quá 10 mẫu ruộng đã hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý tộc phong kiến, giúp giải quyết bài toán lương thực cho đất nước trong cảnh vận nước rối ren thù trong giặc ngoài...”.

2. “Hãy kể về Hội thề Đông Quan. Cảm nghĩ của bạn?”

Mở đường hiếu sinh cho giặc

“...Hội thề Đông Quan được tổ chức vào ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức ngày 10-12-1427 tại phía nam thành Đông Quan, giữa nghĩa quân Lam Sơn và các tướng lĩnh giặc Minh. Mục đích của hội thề nhằm thể hiện tinh thần hòa hiếu và tránh hiểm họa binh đao lâu dài cho cả hai dân tộc. Bài văn thề do Nguyễn Trãi soạn có nội dung: Vương Thông phải rút hết quân ra khỏi nước ta, nếu không sẽ bị quỷ thần trừng phạt. Sau hội thề, Lê Lợi hạ lệnh cho dân và quân mở đường tạo điều kiện cho quân Minh mau chóng rút về nước một cách an toàn.

Sinh mạng của kẻ bại trận nằm trong tay của những người chiến thắng. Hầu hết những cuộc chiến tranh trong lịch sử thế giới, những kẻ thua cuộc đều phải chịu số phận hết sức bi thảm như bị bắt làm nô lệ, tù binh hoặc bị xử tử. Nhưng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, ta lại được chứng kiến cảnh “chưa thấy xưa nay”: nghĩa quân Lam Sơn không truy cùng diệt tận kẻ thù mà lại mở đường cho quân giặc về nước. Đó là một quyết định sáng suốt, vừa hợp với lòng dân, vừa thuận với ý trời như Nguyễn Trãi đã từng viết trong Bình Ngô đại cáo: “Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”. Hội thề Đông Quan là minh chứng tiêu biểu cho tinh thần nhân đạo, đức hiếu sinh của dân tộc ta.

3. “Đoạn nào trong Bình Ngô đại cáo thể hiện như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước ta? Cảm nghĩ của bạn về đoạn trên”.

Một chân lý tất nhiên

“... Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuNúi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc Nam cũng khácTừ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương...”.

Đại Việt là một nước từ lâu đã tồn tại cùng các quốc gia phương Bắc, vốn có phong tục riêng, với nền văn hiến riêng. Đại Việt là quốc gia có chủ quyền. Có thể nói cùng ý nghĩa như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, nhưng Bình Ngô đại cáo đã hoàn chỉnh hơn về khái niệm quốc gia và dân tộc. Rõ ràng Nguyễn Trãi cũng nói đến bờ cõi riêng nhưng không viện đến quy định của trời (Tiệt nhiên định phận tại thiên thư) mà nói đến truyền thống văn hiến, nghĩa là nói đến nền văn hóa của con người sống trên bờ cõi đó, tức nói đến dân tộc với đầy đủ tư cách độc lập. Như vậy, tư cách độc lập, chủ quyền quốc gia của dân tộc là một chân lý tất nhiên. Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại...”.

Câu hỏi kỳ 4

1. Cảm nghĩ của bạn về câu nói của Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện vất bỏ đi được. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì kẻ đó sẽ bị trừng phạt nặng”.(không quá 400 chữ)

2. Tóm lược công lao của các chúa Nguyễn trong việc mở cõi về phương Nam. Tỉnh, thành bạn sinh sống đã có tên đường, trường học mang tên các vị chúa có công khai phá một nửa nước chưa? Nếu chưa, bạn nghĩ gì? (không quá 300 chữ)

3. Công lao của Mạc Cửu trong việc mở rộng đất phương Nam? (không quá 300 chữ)

Y9mVCEa5.jpg

NGUYỄN HOÀNG VŨ (lớp K14PR3, ĐH Văn Lang)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên