![]() |
Tại Nhật Bản, cuộc chiến tuyệt vọng và tàn khốc với Mỹ đã hủy hoại xương sống nền kinh tế từng một thời hết sức hùng mạnh của đất nước mặt trời mọc.
Khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc vào năm 1945, một phần tư của cải vật chất của Nhật Bản bị mất đi. Khoảng 40% trong số 16 thành phố lớn nhất vốn là mục tiêu ném bom của quân đồng minh đã bị phá hủy. Hàng triệu người mất nhà cửa, nhiều người bị thiếu ăn và thậm chí là chết đói.
Phóng viên nước ngoài Russel Brines, trong một dịp đến Tokyo sau khi chiến tranh kết thúc, đã cho biết “tất cả mọi thứ đều bị san phẳng… Chỉ có những tàn tích nhô lên từ bình địa: ống khói của các nhà tắm công cộng, những két sắt nặng nề và đó đây một công trình xây dựng còn đứng vững qua cuộc chiến với những cánh cửa chớp bằng sắt nặng nề”. Một quan chức Mỹ báo cáo rằng “toàn bộ cơ sở kinh tế của các thành phố lớn nhất Nhật Bản đã trở thành những đống hoang tàn đổ nát”.
Chiến tranh cũng tàn phá phần lớn châu Á khi quân đội Nhật Bản càn quét khắp từ Thượng Hải đến Singapore. Năm 1937, Nhật xâm lược tàn bạo Trung Quốc, đáng chú ý nhất là sự kiện cưỡng hiếp Nam Kinh khét tiếng, một trong những tội ác man rợ nhất của thế kỷ 20.
Sau khi Nhật thua trận, Trung Quốc rơi vào một cuộc nội chiến một mất một còn giữa một bên là lực lượng Quốc Dân đảng được Mỹ hậu thuẫn dưới quyền chỉ huy của Tưởng Giới Thạch và một bên là lực lượng ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông.
Mao Trạch Đông đã giành được chiến thắng và tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1949 trong khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan và thành lập chế độ riêng của mình tại đây. Chưa đầy một năm sau, chiến tranh bùng nổ tại Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên từng là thuộc địa của Nhật bị chia cắt thành hai miền nam bắc sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Miền bắc do Liên Xô ủng hộ, miền nam được đặt dưới sự giám sát của Mỹ.
Ba năm sau, hai vùng này lần lượt trở thành CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn dân quốc tức Nam Hàn. Năm 1950, trong một nỗ lực thống nhất bán đảo, CHDCND Triều Tiên tấn công Hàn Quốc. Các lực lượng quân sự Mỹ vội vàng đổ sang bảo vệ Nam Hàn và không lâu sau đó, quân Trung Quốc của Mao Trạch Đông nhảy vào cứu Triều Tiên.
Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm đã để lại cho người Nam Hàn những thành phố bị tàn phá và nền công nghiệp nhỏ bé. Di sản của thời kỳ này là một món hầm theo kiểu Hàn Quốc được gọi là budae jjigae.
Người dân Nam Hàn đói khát nhặt nhạnh tất cả những thức ăn thừa đổ đi của quân đội Mỹ ở các bãi rác bên ngoài các căn cứ quân sự Mỹ, từ những mẩu vụn thịt giăm bông, mì spaghetti cho đến phó mát Mỹ, bất kỳ thứ gì có thể giải quyết được bữa ăn của mình, rồi nấu chúng thành một món xúp có vị cay ớt đỏ truyền thống của Hàn Quốc.
Món ăn đó ngày nay vẫn còn được nấu dù thành phần làm ra nó không còn xuất phát từ những thứ đã nằm trong thùng rác nữa.
Tại Hàn Quốc và Đông Nam Á, các quốc gia mà chúng ta biết ngày nay đã ra đời với tư cách là những nhà nước có đầy đủ chủ quyền (nation-state) hiện đại. Sau khi Indonesia tuyên bố độc lập khỏi Hà Lan vào năm 1945, Sukarno - tổng thống đầu tiên của nước này, nhân vật ủng hộ nhiệt thành chủ nghĩa dân tộc - phải chiến đấu để đánh đuổi quân Hà Lan đang âm mưu giành lại mảnh đất thuộc địa của mình.
Tiếp đó, Sukarno thống nhất được 17.500 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều nhóm sắc tộc khác nhau nói nhiều thổ ngữ khác nhau. Ấn Độ giành được độc lập từ tay thực dân Anh vào năm 1947 sau khi phong trào đấu tranh bất bạo động thần kỳ của Mahatma Gandhi thành công. Lần đầu tiên nổi lên với tư cách là một nhà nước có đầy đủ chủ quyền giống như Indonesia, Ấn Độ hình thành từ một nhóm các tiểu vương quốc và các tỉnh thuộc địa.
Malaysia mãi đến năm 1957 mới chào đời trên cơ sở hợp nhất các vương quốc Hồi giáo bán độc lập nằm dưới quyền cai trị của người Anh với những vùng lãnh thổ do hoàng gia Anh kiểm soát. Singapore trở thành quốc gia độc lập sau khi tách khỏi Malaysia vào năm 1965.
Tuy nhiên, những biến động, những cuộc cách mạng và những cuộc chiến tranh giữa thế kỷ 20 này chỉ là tai ương mới nhất của hàng thế kỷ chìm trong sự trì trệ. Đã từng có lúc các xã hội tại châu Á giàu có hơn nhiều và phát triển hơn các xã hội tại châu Âu. Vào năm 1600, châu Á chiếm 2/3 GDP thế giới trong khi toàn bộ Tây Âu chỉ chiếm 20%.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khi đó, lần lượt chiếm 29% và 23% GDP toàn cầu. Francois Bernier, một người Pháp đã đến Ấn Độ vào thế kỷ 17, viết về hoàng đế Mughal của nước này như sau:
“Tôi không tin rằng có bất kỳ một quốc vương nào khác trên thế giới sở hữu nhiều của cải châu báu (như vàng, bạc, đồ trang sức…) bằng vị vua này... Khối lượng tiêu thụ khổng lồ các quần áo, vải vóc dát vàng và gấm thêu kim tuyến tinh xảo, lụa tơ tằm, sản phẩm thêu, ngọc trai, xạ hương, hổ phách và những loại nước hoa có mùi hương ngọt ngào ở nơi đây cũng vượt ngoài khả năng tưởng tượng”.
Thế nhưng, đến những năm 1500, châu Á bắt đầu tiến trình suy vi chậm chạp, lê thê so với phương Tây. Các nước châu Âu đã phát minh nhiều công nghệ mới (vũ khí và thiết bị hàng hải tiên tiến) và các hình thái của tổ chức kinh tế (tập đoàn hiện đại), những thứ mang lại cho họ một lợi thế kinh tế và quân sự. Của cải châu báu, lụa tơ tằm, đồ gốm sứ và những vật dụng có giá trị khác của châu Á là những món mà châu Âu thèm thuồng nhất.
Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên trước việc châu Âu ứng dụng những công nghệ mới của mình vào một cuộc chinh phạt khắp thế giới để tìm ra những nguồn của cải cho mình và kiểm soát thương mại. Đến cuối thế kỷ 16, quốc gia Bồ Đào Nha nhỏ bé đã thống trị nhiều nền kinh tế từ Đông sang Tây bằng cách chinh phục hoặc thành lập một loạt thuộc địa thương mại trải dài từ Tây Phi qua vịnh Ba Tư đến Nhật Bản.
Cuộc cách mạng công nghiệp tại Vương quốc Anh vào thế kỷ 18 đã đem lại cho châu Âu một lợi thế trong lĩnh vực sản xuất mà châu Á không bắt kịp trong suốt 2 thế kỷ tiếp đó. Đến cuối thế kỷ 19, hầu hết châu Á đều đã bị các cường quốc thực dân châu Âu chiếm làm thuộc địa. Trung Quốc tưởng như là quá lớn đến nỗi người châu Âu không thể chiếm được cuối cùng cũng nằm dưới quyền kiểm soát của họ.
Người châu Âu, dẫn đầu là Anh, đã dùng những lời đe dọa hoặc vũ lực thật sự để ép lấy nhiều hiệp ước “bất công” từ phía Trung Quốc, những hiệp ước đem lại cho họ các điều kiện nhân nhượng đặc biệt, chẳng hạn như được kiểm soát một phần lãnh thổ Trung Quốc. Lấy ví dụ, Hong Kong được nhượng cho Anh vào năm 1842.
Vào cuối những năm 50 của thế kỷ 20, châu Á nói chung đều đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân nhưng vẫn còn cách xa ánh hào quang cũ. Các nhà kinh tế học phát triển đã đặt hi vọng nhiều hơn vào những khu vực khác của thế giới đang phát triển, chẳng hạn như các nước phát triển hơn của châu Mỹ Latin hay những nước giàu tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi như Ghana hay Congo.
Với nguồn tiền bạc ít ỏi và hầu như không có một ngành công nghiệp nào tồn tại, những nền kinh tế bị suy kiệt của Đông Á, trong đó có Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, dường như đặc biệt vô vọng. Thế nhưng, ngay tại chính nơi này, nơi được cho là cái đáy của kinh tế quốc tế, phép màu đã được sinh ra.
Đông Á vượt trội tất cả mọi khu vực khác về tăng trưởng thu nhập.
TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN LƯỢNG NỘI ĐỊA (GDP) TRUNG BÌNH NĂM TÍNH THEO ĐẦU NGƯỜI, 1965-1999<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> | |
KHU VỰC |
PHẦN TRĂM |
Đông Á |
5,6 |
<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam Á |
2,4 |
Các nước thu nhập cao |
2,4 |
Thế giới |
1,6 |
Mỹ Latin |
1,4 |
Trung Đông và Bắc Phi |
0,1 |
Hạ Sahara châu Phi |
- 0,2 |
Đông Âu và Trung Á |
- 1,5 |
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Làm thế nào mà những nước này bất chấp logic kinh tế và nổi lên tới vị trí hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu? Sự thần kỳ đã xảy ra như thế nào? Đáp án cho câu hỏi này vẫn là một trong những chủ đề được bàn cãi nóng nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại. Kết quả là một thư viện tài liệu và một trận mưa những lời giải thích. Tuy nhiên, chưa có một học thuyết riêng lẻ nào lột tả được toàn bộ câu chuyện.
Một trường phái tư duy lập luận rằng một điều gì đó đặc biệt về chính bản thân người châu Á đã sinh ra phép màu. Theo họ, các nền văn hóa châu Á chứa đựng những thành tố cần thiết để tạo nên kết quả tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Những người ủng hộ quan điểm này đặc biệt tập trung vào Nho giáo, một hệ thống chuẩn mực đạo đức và triết lý cổ của Trung Hoa.
Các nguyên lý của nó bao gồm việc đề cao các giá trị tôn ti trật tự, chức sắc quan liêu và sự tận tâm dốc sức trau dồi làm việc và học tập - tất cả những nhân tố này đã đặt nền tảng cơ sở cho phát triển kinh tế.
Nho giáo, theo như chính trị gia người Anh Roderick Macfarquhar đã viết năm 1980, “là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Đông Á sánh ngang với sự kết hợp giữa đạo Tin lành và sự đi lên của chủ nghĩa tư bản tại phương Tây”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận