![]() |
Dàn nhạc giao hưởng TP.HCM, đất dụng võ hiếm hoi cho những người được đào tạo công phu về nhạc cổ điển - Ảnh: T.T.D. |
15 năm quẳng gánh một ngày
Để có được một nhạc công có thể ngồi trong dàn nhạc cổ điển (chưa thể độc tấu được), cần thời gian đào tạo từ 10 năm trở lên. Hiện nay, ở TP.HCM, một nhạc công trung cấp phải học trung bình 11 năm. Nếu lên đại học phải mất bốn năm nữa. Nhưng học xong rồi, để được "hành" đúng nghề, những người này phải đi về đâu?
Có một cánh cửa khác cũng hẹp không kém là đi dạy. Hiện nay, ngoài đàn piano vốn được nhiều gia đình thích cho con em học, thì đến violin. Đó là hai nhạc cụ mà nhạc công dễ tìm được chỗ dạy. Những nhạc cụ còn lại thì hãn hữu mới có người mời dạy riêng. |
Chính vì vậy, để kiếm một việc làm thường xuyên, đối với số đông những người học nhạc cụ phương Tây, địa chỉ chọn lựa thường là... các nhà hàng. Trong cái thế giới ăn uống, vui chơi sang trọng này, đôi khi sự có mặt của nhạc công chẳng khác gì những cái bóng, chẳng làm ai quan tâm.
![]() |
Ban nhạc biểu diễn tại quán Dương Cầm, TP.HCM - Ành:T.T.D |
Xét về mặt kiếm sống thì số tiền trên quả là có “ngon cơm” hơn so với chơi cho nhà hát. Hiện hợp đồng diễn ở Nhà hát Giao hưởng - vũ kịch chỉ khoảng 500.000 đồng/tháng. Nếu diễn nhiều được thêm chừng 500.000 - 1 triệu đồng nữa là cùng. Mức lương này so với nhiều nghề khác trong âm nhạc thì quá hẻo.
|
Thật ra chuyện học một nghề rồi làm việc một nghề khác không có gì lạ. Song đối với âm nhạc, chuyển nghề là sự thất thoát lớn, khó bù đắp. Bởi muốn có một người thay thế được những người đã chuyển hoặc bỏ nghề, chúng ta lại phải mất 10-15 năm mới có. Chưa hề có trường hợp nào những người học môn khác chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực nhạc cụ. Không thấy ai học thanh nhạc chuyển sang thổi trumpett hoặc học organ chuyển sang đàn viola!
Chính vì cánh cửa vào đời quá hẹp và quá khó khăn, con số học sinh học nhạc cụ ở Nhạc viện TP.HCM ngày càng giảm. Hiện nay, ngoài các khoa thanh nhạc, piano, violin luôn đông đảo sinh viên thì các khoa nhạc cụ khác như kèn, contrabass, viola... số học sinh có thể đếm được trên đầu ngón tay. Toàn bộ khoa nhạc cụ (dàn dây) hiện nay ở Nhạc viện TP.HCM chỉ có 68 học sinh.
Trong số này 51 học sinh học violin, tám học sinh học cello, bốn học sinh học viola và hai người theo học contrabass. Thật là một con số đáng buồn! Theo ước tính của vài nhà chuyên môn, mỗi học sinh chi phí thấp nhất là 5 triệu đồng cho một năm học, khi họ bỏ nghề chúng ta tốn kém khoảng 75 triệu đồng/người và cũng phải tốn bằng ấy tiền để đào tạo người khác.
Xuất khẩu nhạc công?
Còn hướng ra nào khác cho nhạc công không? Nhìn một cách thực tế thì câu trả lời sẽ là: có. Đó là xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nuôi họ thật tốt bằng đồng lương tương đối hơn - có chế độ riêng chẳng hạn. Nhưng thực tế việc đưa nhạc công ra nước ngoài chưa thấy dấu hiệu khả thi, còn tạo một đời sống tốt hơn thì vẫn kẹt cơ chế.
Có không ít người học nhạc cụ ở trong nước và sau đó đã sống và làm việc ở nhiều nước trên thế giới. Có thể kể như Đặng Thái Sơn, Bùi Công Duy, Văn Hùng Cường, Hoàng Linh Chi... Những người này - trừ Đặng Thái Sơn đã định cư ở nước ngoài từ lâu - đa số đều nửa như đi học nửa như làm việc và sống ở nước ngoài. Và rất có thể do cuộc sống tạm ổn hoặc về nước sẽ không có việc nên họ đã không trở về.
Việc xây dựng một cơ chế rõ ràng về hướng ra cho các nhạc công sẽ là hiện thực nếu lãnh đạo các nhà hát, ngành văn hóa quan tâm tháo gỡ và quyết tâm thực hiện. Trong khi đó, một số nhạc công đã bỏ nghề cho biết họ sẵn sàng trở lại nghề đã học nếu đời sống được cải thiện tốt hơn. Song chừng nào người nhạc công mới có thể tìm thấy một bước ngoặt mới trong nghề nghiệp và cuộc sống của mình?
___________________________
Ý kiến:
Thiếu những tay kèn
![]() |
Hòa tấu nhạc nhẹ, nhạc xưa tại quán Thiên Hồng (đường Tú Xương, TP.HCM) |
Cần đưa âm nhạc hàn lâm vào quần chúng
Muốn nhạc công sống bằng nghề của họ? Chỉ có một cách duy nhất là tổ chức biểu diễn nhiều hơn, bằng phương pháp đưa âm nhạc hàn lâm vào quần chúng. Đây không phải là âm nhạc dành cho một số giới nào đó mà là của mọi người. Vấn đề là lâu nay chúng ta chưa làm cho người yêu nhạc, người chưa quen với loại âm nhạc này gần gũi và hiểu biết nó.
Từ năm 1977, năm đầu tiên Nhạc viện TP.HCM mở lớp contrabass, đến nay đã đào tạo được ba người tốt nghiệp đại học. Đó là Trần Hữu Bá, giảng viên khoa nhạc cụ Nhạc viện TP.HCM; Trần Quốc Hùng, phó phòng ca múa nhạc Sở VH-TT TP.HCM; và Nguyễn Quốc Tiến, đã xuất cảnh. Như vậy, chúng ta đào tạo được ba người thì có đến hai người chuyển hoặc bỏ nghề. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận