Vào mùa hè cách đây đã gần 17 năm, khi Lưu Công Nhân còn khỏe mạnh và sung mãn trong sáng tác, ông đã cùng người bạn đời của mình làm một chuyến du ngoạn Hạ Long, và sau chuyến đi là một mảng tranh thuốc nước thật đặc sắc về Hạ Long, về những cánh buồm của thuyền chài trên vịnh - những cánh buồm mà sau này đã không bao giờ người ta còn thấy trên vịnh Rồng (*).
Phóng to |
Kể lại chuyến đi cùng chồng ngày ấy, bà Trần Phi Phụng vẫn nhớ như in như chuyện mới diễn ra. Tập sách tranh Lưu Công Nhân, tập thứ 5 đã in các tác phẩm trong kho tàng tranh của ông mà rất nhiều bức chưa từng được biết đến, đặc biệt là những ký họa, những ghi chép vào thời kỳ đầu sáng tác của một họa sĩ tài hoa.
Đó là tập in toàn bộ những tranh vẽ Hạ Long của mùa hè 1991. Những tranh aquarel đặc trưng Lưu Công Nhân. Có khi chỉ là vài nét cọ vờn nhẹ như mây bay gió thoảng nhưng đủ làm nên thần hồn của tác phẩm. Những nét nhòe thủy mặc đầy biểu cảm về một cánh buồm đỏ trên vịnh buổi tà dương. Những vệt đậm và chắc làm nên dáng đảo lô nhô trên mặt nước yên bình. Vậy mà Lưu Công Nhân chưa kịp nhìn thấy tập sách tranh thứ 5 ấy của ông. Bà Phụng kể rằng, ông chỉ mới nhìn thấy bìa sách trong những thời khắc cuối đời...
Trong số các tác giả nước ngoài vẽ Hạ Long, có Desaix Anderson, họa sĩ Mỹ sống và sáng tác tại New York, Washington DC và Paris, nhưng tâm hồn luôn hướng về châu Á, nơi ông tìm thấy sự gắn bó với thiên nhiên, mùa màng và cả cái chu kỳ sinh - diệt kỳ diệu. Cảm hứng sáng tác những tranh phong cảnh Hạ Long đã đến với ông sau ba chuyến đi Việt Nam vào những năm 1995-1997. Ngoài Hạ Long, Desaix Anderson còn vẽ nhiều tranh về các đô thị cổ của Việt Nam như Huế, Hội An... Tranh của ông rất quen thuộc với các công dân Mỹ sống và làm việc tại Việt Nam vì được bày liên tục tại khu vực sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Hạ Long còn được họa sĩ Nga Bazhenov Vsevolod (1908-1968), người thuộc họa phái hiện thực Leningrad, thể hiện trong những tác phẩm của ông trong những chuyến thăm Việt Nam, đất nước mà ông yêu mến. Hay trong tranh của nữ họa sĩ Pháp Linda Thalman, họa sĩ Hungary Silolo và nhiều tác giả khác nữa. Các họa sĩ của TP.HCM khi đi thực tế sáng tác cũng đã có nhiều tranh về Hạ Long, như các họa sĩ gốc Hoa chuyên vẽ tranh thủy mặc, như tranh Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Phan Hòa...
Đặc biệt, trong khuôn khổ cuộc vận động bầu chọn vịnh Hạ Long là một trong bảy di sản thiên nhiên thế giới, vào ngày 27-10-2007, một bức tranh ghép giấy có kích thước 3mx20m vẽ hòn Gà Chọi trong vịnh Hạ Long đã được 180 học sinh tiểu học của thành phố Hạ Long cùng nhau vẽ trong buổi lễ “Chào Hạ Long”. Bức tranh vẽ một trong những biểu tượng du lịch của vịnh Hạ Long này sẽ được đăng ký kỷ lục Việt Nam với kỷ lục là “bức tranh ghép giấy có khổ lớn nhất”.
Phóng to | |
Tranh Linda Thalman | Tranh Silolo |
Phóng to |
Sách tranh Lưu Công Nhân vẽ vịnh Hạ Long |
Phóng to |
Hạ Long nhìn bởi Lưu Công Nhân |
Phóng to |
Tranh Desaix Anderson |
Phóng to |
Tranh Bazhenov Vsevolod |
Phóng to |
Tranh Nguyễn Thị Tâm |
Phóng to |
Tranh Nguyễn Phan Hòa |
(*) Ngày nay những cánh buồm trên vịnh Hạ Long là của các tàu du lịch, chỉ có tính trang trí
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận