04/03/2008 17:04 GMT+7

Nhóm thuốc ức chế men chuyển và lợi tiểu

BS LÊ THUÝ TƯƠI
BS LÊ THUÝ TƯƠI

TTO - Mẹ tôi đang điều trị bệnh cao huyết áp, thường đáp ứng với loại thuốc phối hợp giữa nhóm ức chế men chuyển và lợi tiểu nhưng rất tiếc tôi không biết nhiều về loại này, xin hỏi những thông tin về các loại thuốc tương tự ( tên thuốc, cách dùng...)... (Nguyễn Vĩnh Thịnh)

Trả lời của phòng mạch online:

Cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Mục tiêu của điều trị: làm cho huyết áp thấp hơn 140/90 trong trường hợp đơn giản và thấp hơn 130/80 trong trường hợp có tiểu đường hoặc suy thận (có đạm niệu).

Thay đổi lối sống là phần quan trọng, gồm giảm cân (nếu mập), tập luyện, ăn giảm muối, tăng potassium và calci, bỏ thuốc lá, giảm rượu.

Điều trị bằng thuốc: tất cả các loại thuốc đều có thể giảm huyết áp và giảm biến chứng gồm: ức chế men chuyển angiotensin, ức chế thụ cảm angiotensin, ức chế bêta, ức chế kênh calci và lợi tiểu thiazid.

Thuốc lợi tiểu đã được coi như thuốc hạ huyết áp căn bản trong hầu hết các thử nghiệm lâm sàng, lợi tiểu hạ huyết áp, giảm biến chứng tim mạch, tăng tác dụng của các thuốc hạ áp khác; thuốc lợi tiểu lại rẻ, dễ cung ứng, dù vậy, lợi tiểu vẫn còn ít được dùng. Lợi tiểu phải là thuốc đầu tiên được chọn để điều trị cao huyết áp, hoặc đơn thuần hoặc kết hợp với các thuốc khác nếu không có chống chỉ định.

Ức chế men chuyển:

Thuốc cơ bản hàng đầu trong điều trị cao huyết áp. Chúng có khả năng làm giãn nở mạch máu, làm hạ huyết áp. Thuốc làm tăng cung lượng tim mà không làm thay đổi huyết áp hay số lần đập của tim. Đặc điểm của thuốc ức chế men chuyển là không có hiện tượng lờn thuốc nên dùng dài ngày. Tuy nhiên nếu cao huyết áp do hẹp động mạch thận thì không được dùng. Mẹ của bạn chắc được xếp vào danh sách “cao huyết áp không có nguyên nhân” do lớn tuổi, thành mạch bị xơ cứng.

Dưới đây là một vài thuốc ức chế men chuyển thường dùng:

Tên thuốc<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tên thương mại

Liều dùng/ngày

Liều tối đa

Số lần dùng/ngày

Catopril

Lopril, capoten

6,25-25mg

50mg

3-4 lần/ngày

Enalapril

Renitec

2,5-10mg

20mg

2 lần/ngày

Lisinopril

Zestril

5-10mg

20 mg

1 lần/ngày

Perindopril

Conversyl

2-4mg

4 mg

1 lần/ngày

Benazepril

Cibacene

5-10mg

20mg

2 lần/ngày

Trandonapril

Odrik

1-2 mg

4 mg

1 lần/ngày

Ramipril

Triatec

2,5-5mg

5 mg

1 lần/ngày

Lợi tiểu:

Phối hợp với sự tiết giảm muối và nước, lợi tiểu là thuốc điều trị bước đầu cơ bản trong điều trị cao huyết áp. Lợi tiểu sẽ làm giảm khối lượng tuần hoàn nên huyết áp hạ. Khi dùng liều cao không nên giảm quá 0.5-1 kg cân nặng / 1 ngày. Cần chú ý tránh giảm khối lượng tuần hoàn nhiều, hạ kali và natri máu bằng cách theo dõi điện giải đồ, urê và creatinine máu.

Ba nhóm lợi tiểu chính thường dùng: nhóm thiazide ( tên thương mại Hydroclorothiazid), lợi tiểu vòng (tên thương mại Furosemid, Bumetanid) và lợi tiểu giữ kali (Tên thương mại Amilorid, Triamteren, Spirolacton). Một số tác dụng phụ của lợi tiểu nhóm thiazide: tăng calci máu, tăng uric acid máu, nổi ban, viêm tụy, viêm mạch máu và gia tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL: low density lipoprotein). Lợi tiểu vòng như furosemide, bumetanide thuộc nhóm sulfamide, do đó cần tránh dùng cho BN đã dị ứng với sulfamide. Ở một số BN đã suy tim nặng khi dùng liều uống cao có thể cũng không có tác dụng do hấp thu kém nên đổi qua thuốc tiêm.

Lợi tiểu giữ kali khi dùng đơn độc có tác dụng yếu cần phối hợp với thiazide hoặc lợi tiểu vòng. Khi thiếu kali thường thiếu thêm magnésium dễ gây loạn nhịp tim. Cần chú ý bồi hoàn kali và magnésium khi dùng lợi tiểu thiazide hoặc lợi tiểu vòng hoặc dùng phối hợp với lợi tiểu giữ kali như spironolactone, triamtérène, amiloride.

Cao huyết áp hiện nay có nhiều thuốc, nếu uống đều đặn theo lời dặn của bác sĩ thì ít có nguy cơ đột qụi hay nhồi máu cơ tim. Bạn đừng tự ý mua thuốc để thay đổi cho mẹ bởi nếu thuốc đã được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và giữ huyết áp bình ổn thì đó là thuốc tốt nhất cho mẹ bạn.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

BS LÊ THUÝ TƯƠI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên