09/01/2010 19:39 GMT+7

Nhân xơ tử cung phát triển nhanh khi tăng estrogen

ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOAGiảng viên bộ môn sản BV ĐH Y dược TP.HCM
ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOAGiảng viên bộ môn sản BV ĐH Y dược TP.HCM

TTO - * Em năm nay 25 tuổi, em có kinh được 10 năm. Trước kia kinh nguyệt của em không đều lắm nhưng không đến nỗi nào. Khoảng 1 năm trở lại đây thì rất lung tung. Thường phải gần 2 tháng mới có, có lần gần 4 tháng.

Có lần ra màu nâu, không có dịch và thường rất ít, chỉ hơn 1 ngày là hết, mà trong 1 ngày đó cũng không ra nhiều, sau đó ra nước loãng, có màu nâu nhạt. Em rất lo, không biết như vậy có ảnh hưởng tới khả năng có em bé không? Em sắp lấy chồng, liệu sau khi lấy chồng kinh nguyệt có ổn hơn khi còn con gái được không?

Xuong rong

- Trả lời của phòng mạch online:

Trước khi xác định chu kỳ kinh nguyệt không đều, chúng ta phải xác định thế nào là chu kỳ kinh nguyệt đều.

Người ta thường nói chu kỳ đều là kinh nguyệt xảy ra mỗi 28 ngày, nhưng thật ra mỗi người có một chu kỳ khác nhau. Cách tốt nhất là lập một bảng theo dõi và đếm số ngày giữa 2 lần có kinh. Nếu kinh nguyệt xuất hiện cách khoảng một số ngày tương đối bằng nhau thì chu kỳ của bạn là đều.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều xảy ra trong khoảng 30% số phụ nữ đang trong lứa tuổi sinh sản. Nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt thường do hoạt động nội tiết của hệ thống trục hạ đồi - tuyến yên và buồng trứng có sự không đồng bộ. Các nguyên nhân ảnh hưởng trục hạ đồi tuyến yên có thể từ đơn giản tới phức tạp. Một nhóm các nguyên nhân sau đây dễ gây rối loạn kinh nguyệt:<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

- Căng thẳng (stress): khi bạn mệt mỏi lo âu, căng thẳng sẽ có sự mất cân bằng về nội tiết.

- Chế độ ăn: chế độ ăn làm giảm cân quá nhanh hoặc tăng cân quá nhanh cũng ảnh hưởng tới nội tiết. Những phụ nữ bị bệnh chán ăn quá mức có thể đi kèm với tình trạng vô kinh.

-

Luyện tập quá mức có thể gây kinh nguyệt không đều.

- Giai đoạn dậy thì: tình trạng kinh nguyệt có thể không đều và kéo dài tới 3 năm sau đó mới đều kinh nguyệt.

-

Giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, có thai…

Tuy nhiên, tình trạng kinh không đều có thể là một triệu chứng của tình trạng buồng trứng đa nang, là tình trạng bệnh lý u tuyến yên…

Để đánh giá tình trạng kinh nguyệt không đều:

- Khám toàn thân và phụ khoa: giúp đánh giá các đặc tính sinh dục thứ phát do nội tiết tạo nên.

- T

hử các nội tiết tố: TSH, prolactin, FSH, LH, estradiol, testosterone… để đánh giá tình trạng nội tiết căn bản.

- S

iêu âm tử cung và buồng trứng sẽ cho các thông tin về kích thước tử cung, tình trạng nội mạc, tình trạng buồng trứng.

Dựa trên các kết quả có được, các xét nghiệm khác sẽ được đề nghị thêm.

- Tình trạng của chị hiện tại kinh không đều, lượng kinh giảm đáng kể, cho nên chị nên đi khám để được xác định nguyên nhân, qua đó tư vấn các biện pháp điều trị. Vấn đề có thể có con hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố, không phải chỉ đơn thuần là kinh đều hay không.

* Hiện tại bạn gái em mới đi siêu âm về, trong kết quả nói có một khối nhân xơ tử cung 7mm. Cho em hỏi: với u xơ 7mm này có thể uống thuốc cho tiêu đi được không? Với lại mỗi lần bạn gái em đau bụng dưới là lại ra máu ở âm đạo, hiện tượng này có gây triệu chứng gì không?

- Nhân xơ tử cung là một khối u do sự tăng sinh lành tính của cơ tử cung, nên gọi đúng là u cơ trơn tử cung. Rất hiếm khi thấy nhân xơ ở tuổi vị thành niên nhưng sang những năm 20 và 30 tuổi, tỉ lệ người phụ nữ có nhân xơ tử cung tăng lên.

Vì là lành tính nên nhân xơ tử cung phát triển chậm hoặc không phát triển. Loại u này phụ thuộc phần nào vào estrogen nên trong một số trường hợp u sẽ phát triển nhanh hơn khi có sự gia tăng estrogen trong cơ thể như giai đoạn tiền mãn kinh nhưng u sẽ teo lại sau khi mãn kinh vì estrogen giảm thấp.

Trong trường hợp bạn của em tôi rất khó đưa ra lời khuyên đúng vì em không cho biết tuổi, số con, đặc điểm ra huyết âm đạo… Do đó em hãy khuyên bạn bình tĩnh đi khám bác sĩ sẽ có hướng theo dõi và điều trị cụ thể.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOAGiảng viên bộ môn sản BV ĐH Y dược TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên