Tôi xin giải đáp hai vấn đề bạn hỏi như sau:
Thứ nhất, việc bạn nhận cầm xe như trên phù hợp pháp luật vì dịch vụ cầm đồ là hoạt động cho vay tiền và bên vay phải cầm cố tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc cầm cố trong trường hợp này là một giao dịch bảo đảm được điều chỉnh bởi nghị định 163/2006/NĐ-CP. Điều 4 nghị định quy định: “Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.
Trong trường hợp này, khách hàng của bạn đã có giấy xác nhận ở phường về việc mua bán xe, do vậy chiếc xe mang đi cầm cố được xem là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm hợp đồng mua bán xe được chứng thực và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên khách hàng khi hoàn thành việc đăng ký chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về việc người chủ xe có bị phạt hay không? Do bạn không nói rõ khoảng thời gian từ khi hợp đồng mua bán xe được chứng thực cho đến nay là bao nhiêu ngày và việc lập biên bản của phó trưởng công an phường là về hành vi vi phạm nào, nên chúng tôi không thể đưa ra giải đáp cụ thể.
Theo quy định tại thông tư 06/2009/TT-BCA, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng mua bán xe được công chứng, chứng thực, người mua phải tiến hành các thủ tục để đăng ký sang tên xe (chuyển quyền sở hữu). Nếu vi phạm quy định nêu trên, chủ sở hữu xe có thể bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với xe gắn máy và từ 1-2 triệu đồng đối với ôtô (quy định tại khoản 1 điều 34 nghị định 146/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).
Đến nay vẫn chưa có quy định nào cho phép phó trưởng công an phường có quyền tịch thu hồ sơ xe của chủ xe trong trường hợp nêu trên, do vậy chủ xe có quyền khiếu nại đến công an phường để yêu cầu trả lại hồ sơ xe.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận