20/09/2003 06:58 GMT+7

Nhạc sĩ trẻ ở đâu?

TRUNG NGHĨA
TRUNG NGHĨA

TT (TP.HCM) - Trong Nam ngoài Bắc đều có trường nhạc chính qui. Vài triệu đồng cho một ca khúc độc quyền. Một "chợ nhạc" công khai cho nhạc sĩ tiếp thị sản phẩm. Thị trường âm nhạc sẵn sàng ngốn cả ngàn bài hát mỗi năm...Xem ra điều kiện ắt có để sản sinh và kích thích sự xuất hiện của một đội ngũ nhạc sĩ trẻ đã có. Vậy mà sao vẫn phải kêu lên: nhạc sĩ trẻ ơi, anh ở đâu?

fiYbtCpe.jpgPhóng to
Nhạc sĩ Hoài An (trái) & Nhất Huy
TT (TP.HCM) - Trong Nam ngoài Bắc đều có trường nhạc chính qui. Vài triệu đồng cho một ca khúc độc quyền. Một "chợ nhạc" công khai cho nhạc sĩ tiếp thị sản phẩm. Thị trường âm nhạc sẵn sàng ngốn cả ngàn bài hát mỗi năm...Xem ra điều kiện ắt có để sản sinh và kích thích sự xuất hiện của một đội ngũ nhạc sĩ trẻ đã có. Vậy mà sao vẫn phải kêu lên: nhạc sĩ trẻ ơi, anh ở đâu?

Nghìn ca khúc chục người "gánh"!

Từ khi nhạc VN lên ngôi trong lòng công chúng (những năm 1996-1998), có thể tạm chia hai lớp nhạc sĩ đã thành danh: lớp Thanh Tùng, Bảo Chấn, Dương Thụ, Ngọc Châu, Việt Anh… (năm 2000 về trước) và lớp Minh Châu, Trần Minh Phi, Lê Quang, Kim Tuấn, Hoài An, Võ Thiện Thanh… (năm 2000 đến nay).

e4XYdjUT.jpgPhóng to
Nhạc sĩ Lê Quang
Tuy nhiên, gần đây ngày càng có nhiều lời đánh giá rằng ca khúc trên thị trường đang đi xuống, không nhiều bài chất lượng cao.

“Ca khúc vẫn có rất nhiều đấy thôi, nhưng chọn được bài hay, bài ưng ý về giai điệu lẫn ca từ để yên tâm khi phát trên sóng truyền hình thì quả là nan giải!” - Quý Khang, biên tập viên ca nhạc Đài truyền hình Cần Thơ, than thở.

Đó cũng là tâm trạng chung của các hãng sản xuất, người biên tập băng đĩa, ca sĩ… hiện nay. “Mỗi ngày Trung tâm Tài Năng Mới nhận khá nhiều văn bản ca khúc gửi đến, nhưng chọn ra được bài xuất sắc cho ca sĩ hát, ghi âm chỉ ở tỉ lệ 1/50!” - bà Thủy Nguyễn -giám đốc trung tâm này - cho biết.

j4h7GN2h.jpgPhóng to
Nhạc sĩ Quốc An
Có vài nguyên nhân: các nhạc sĩ tên tuổi, uy tín ngừng viết, ít viết hẳn đi hoặc có người viết thật “cao siêu” khiến mặt bằng thị trường chung “tiêu hóa” không nổi; một số nhạc sĩ trẻ nổi tiếng nhờ guồng máy sản xuất băng đĩa nay bị chính guồng máy này nuốt chửng (vẫn tung ra sáng tác ì xèo nhưng không được yêu thích nữa).

Nghịch lý từ trường nhạc

Hằng năm đều có lượng sinh viên tốt nghiệp khoa lý luận - sáng tác - chỉ huy ở trường nhạc, nhưng nghịch lý là hiếm ai thành nhạc sĩ chuyên nghiệp, có tác phẩm được công chúng nhạc nhẹ biết đến. Nghịch lý này cần được xem xét và giải quyết như thế nào?

* Giám đốc Nhạc viện TP.HCM Hoàng Cương: Phải tự bơi

Lâu nay nhạc viện đào tạo nhạc sĩ sáng tác đa thể loại chứ không tách riêng chuyên sâu một dòng nhạc nhẹ, nhạc trẻ. Nhạc viện chỉ là nơi đào tạo, trang bị cho họ chuyên môn. Khi ra trường tùy thuộc vào sự phấn đấu của họ.

* Phó Tổng thư ký Hội nhạc sĩ VN Hồng Đăng: Bổ sung kiến thức ngoài đời

Chúng ta hơi lơ là khâu đào tạo nhạc sĩ sáng tác. Các chương trình đào tạo ở các trường chuyên nghiệp hiện nay chưa thật đầy đủ ở cả hai lĩnh vực khí nhạc (nhạc không lời) và thanh nhạc (nhạc dùng cho hát). Chúng ta cũng cần có những nhạc sĩ soạn nhạc chuyên nghiệp kết hợp ăn ý với người viết ca từ chuyên nghiệp như ở nước ngoài để nâng cao đều chất

Tôi có nghe và thích nhiều sáng tác phổ biến trên thị trường hiện nay của anh em nhạc sĩ trẻ. Tôi thấy họ hăm hở tìm tòi những ngôn ngữ sáng tạo mới cho tác phẩm dù chưa thể chu đáo, hoàn chỉnh hoặc “cụt vốn” sớm quá vì họ chưa đủ thời gian, kinh nghiệm, vốn sống và cả lòng đam mê nghệ thuật to lớn để thoát khỏi những cám dỗ nhất thời. Nhưng tôi vẫn lạc quan và tin các nhạc sĩ trẻ sẽ thành công!

Phải đào tạo nhạc sĩ trẻ từ căn bản chỉn chu ở trường học lẫn giúp đỡ, mời gọi họ cùng đi thực tế sáng tác ở nhiều địa phương quê hương non nước mình để góp phần bổ sung kiến thức ngoài đời cho họ.

Món tiền 2-3 triệu đồng/bài mua độc quyền đã giúp nhiều nhạc sĩ được trả công xứng đáng cho những gì họ sáng tác, nhưng có lẽ đã khiến vài nhạc sĩ thực dụng hơn chăng - khi có trường hợp buổi sáng đưa bài cho ca sĩ, đến chiều đã yêu cầu phải trả lời là có mua bài đó độc quyền hay không đặng… bán cho người khác!

Quốc An, một cây viết trẻ thành công, thổ lộ: “Tôi có nhiều bài tâm huyết, nhưng bài ăn khách lại là những sáng tác phải viết sao cho hợp tai nghe của thị hiếu số đông”.

Một khi đã nổi tiếng, các nhạc sĩ được các nhà sản xuất, ca sĩ tới tấp đặt hàng xin bài, viết bài. Vinh dự bỗng chốc trở thành áp lực và mấy ai giữ vững phong độ trong cường độ băng đĩa sản xuất chóng mặt?

Chỉ tính trung bình hai album (10 ca khúc/album) mới phát hành mỗi tuần, vị chi có 104 album/năm, nghĩa là cần 1.040 ca khúc ra lò!

Trong khi đó số nhạc sĩ hoạt động tích cực và ăn khách nhất trong làng nhạc nhẹ hiện chỉ khoảng 15-20 người. Chừng đó nhạc sĩ “gồng gánh” cả nghìn ca khúc phổ biến mỗi năm, quả là thực trạng bất ngờ nhưng đáng buồn cho thị trường ca nhạc VN thời phát triển!

Đỏ mắt tìm người trẻ

0t3IX57O.jpgPhóng to
Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt
Nếu như năm 2000 nổi lên Hoài An, Võ Thiện Thanh; 2001 có Nguyễn Nhất Huy; 2002 là thành công của Quốc An, Vũ Quốc Việt, thì năm 2003 hầu như chưa thấy bóng dáng một nhạc sĩ trẻ (độ tuổi U25) nào xuất hiện tạo ấn tượng mạnh trên thị trường nhạc Việt.

“Ấn tượng” ở đây xin tạm lấy hai tiêu chí: ca khúc phổ biến được giới chuyên môn, người trong nghề thừa nhận lẫn được đông đảo bộ phận khán giả yêu thích hâm mộ.

wdYMJMbv.jpgPhóng to
NS Nguyễn Hoài Anh
Vài trường hợp lấp lóe nhưng đơn lẻ hoặc phải cần thêm thời gian đo lường.

Một Nguyễn Hoài Anh với loạt Thà rằng như thế được coi như thắng lớn trên thị trường nhưng chưa thuyết phục người trong giới. Việc tìm cách viết theo hướng R&B trong Sau một lời nói dối (Đăng Khôi hát) sẽ giúp Hoài Anh khẳng định mình hơn chăng?

Sau bài Họa mi tóc nâu liên tục xếp đầu bảng top ten ca khúc được yêu thích trên Làn sóng xanh, điều cần của Trần Huân là trình làng thêm nhiều sáng tác mới.

UQVEMJ6z.jpgPhóng to
Sỹ Luân
Tương tự là trường hợp Sỹ Luân được giới trẻ yêu thích với hai bài Áo dài ơi, Mắt nai chachacha.

Quốc Hưng, một biên tập viên băng đĩa khá “mát tay” trong việc chọn ghi âm những bài hát của nhạc sĩ mới, trẻ trở thành hit (như Cây đàn sinh viên, Tình phiêu lãng, Họa mi tóc nâu… qua giọng ca Việt Quang, Mỹ Tâm), nhận định: “Do nhu cầu hiện nay, chắc chắn các cây viết trẻ sẽ xuất hiện nhiều và viết đa dạng đề tài, thể loại. Điều cần thiết của họ là phải trau dồi vốn sống, kinh nghiệm sáng tác chuyên môn, có sự khiêm tốn cần thiết để tránh được hấp lực vòng xoáy thị trường, lợi danh hư ảo”.

Liệu khán giả có thể chờ đợi ở những cái tên như Thanh Tâm, Đỗ Đình Phúc, Nhất Trung, Trung Quân, Chu Hoàng Thông, Trịnh Gia Kiệt, Lâm Thái Hiền, Nguyễn Duy Trung…

Ai? Ai sẽ có nhạc phẩm thuyết phục trong thời gian tới?

Ca sĩ: “Chúng tôi đói bài hát!”

Thăm dò giới ca sĩ , đa số đều than thở họ rất “đói” bài hát, rằng bây giờ tìm ca khúc hay sao mà khó như tìm kim đáy bể !

Ca sĩ Phương Thanh nói: “Tôi khá cực nhọc khi tìm bài thu cho album mới. Đã vậy tuổi thọ một ca khúc hôm nay ngắn quá! Ngày trước với một ca khúc Trống vắng, tôi hát khan cổ suốt ba năm trời vẫn còn ăn khách, bây giờ bài nào được “thích thích” thì cũng chỉ lây lất một năm. Tôi thấy nhạc thị trường thì dễ lên nhưng cũng dễ bị quên lắm!”.

Các ca sĩ trẻ, chưa nhiều tiếng tăm khi làm album thì rất ngại mở lời và hầu như khó xin được ca khúc chất lượng cao từ các nhạc sĩ ăn khách. Còn ca sĩ ngôi sao ít gặp trở ngại hơn do quan hệ với nhạc sĩ tốt hơn, kinh phí làm album nhiều hơn. Nhưng ngôi sao lại phải lựa chọn bài kỹ, khắt khe với chính mình và do vậy cũng không dễ kiếm được nhiều bài chất lượng cao, hợp giọng, ưng ý.

Trước tình hình thiếu thốn ca khúc, một số ca sĩ như Lam Trường, Nguyên Vũ, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng… đã cố gắng tự sáng tác ca khúc hoặc viết lời Việt nhạc nước ngoài để đưa vào album của mình như một cách “bù đắp”.

Gần đây khá nhiều nhạc công giỏi nghề cũng thử trình làng nhạc phẩm của họ và nhờ vậy thị trường ca nhạc đã có thêm một nguồn cung cấp ca khúc, bước đầu có chất lượng đáng ghi nhận: Vĩnh Tâm (Dù ta không còn yêu), Tuấn Thăng (Cô đơn mình anh), Xuân Hiếu (Hi!)…

TRUNG NGHĨA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    "ch\u1ee3 nh\u1ea1c" c\u00f4ng khai cho nh\u1ea1c s\u0129 ti\u1ebfp th\u1ecb s\u1ea3n ph\u1ea9m. Th\u1ecb tr\u01b0\u1eddng \u00e2m nh\u1ea1c s\u1eb5n s\u00e0ng ng\u1ed1n c\u1ea3 ng\u00e0n b\u00e0i h\u00e1t m\u1ed7i n\u0103m...Xem ra \u0111i\u1ec1u ki\u1ec7n \u1eaft c\u00f3 \u0111\u1ec3 s\u1ea3n sinh v\u00e0 k\u00edch th\u00edch s\u1ef1 xu\u1ea5t hi\u1ec7n c\u1ee7a m\u1ed9t \u0111\u1ed9i ng\u0169 nh\u1ea1c s\u0129 tr\u1ebb \u0111\u00e3 c\u00f3. V\u1eady m\u00e0 sao v\u1eabn ph\u1ea3i k\u00eau l\u00ean: nh\u1ea1c s\u0129 tr\u1ebb \u01a1i, anh \u1edf \u0111\u00e2u?" />