30/01/2012 08:16 GMT+7

Nhà văn HÀ VĂN XUÂN THỤ: "Tiểu thuyết thì trôi đi, còn thơ đọng lại"

BÀNG CÁT
BÀNG CÁT

AT - Nhà văn Xuân Thụ (sinh năm 1983, sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc) nổi danh với tác phẩm Búp bê Bắc Kinh viết khi mới 17 tuổi. Xuân Thụ được tạp chí Time chọn làm gương mặt đại diện cho thế hệ 8X của châu Á.

Ngày cuối cùng của năm 2011, nhà văn Xuân Thụ đã có buổi cơm trưa và trò chuyện thân mật với báo chí tại nhà hàng Gió Nội trên đường Phạm Ngũ Lão, TP.HCM.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

9JTHQUYf.jpgPhóng to
Dịch giả Lệ Chi (trái) và nhà văn Xuân Thụ

Nhà văn trẻ Xuân Thụ dễ gần và tươi trẻ hơn nhiều so với các tấm hình của cô có trên mạng. Cô rất bộc trực, không né tránh khi nói về những điểm hạn chế của mình khiến cuộc trò chuyện rất cởi mở. Trước khi đến TP.HCM, cô đã thăm Hà Nội và phố cổ Hội An. Cô cười bảo ở Việt Nam yên bình, cảm giác không bị áp lực nhiều như ở Bắc Kinh.

Không như nhiều bạn trẻ khác, Xuân Thụ không dùng facebook. Nhà văn có website nhưng cũng ít khi sử dụng. Với cô, chúng không cần thiết lắm. Tuy nhiên cô thường đọc văn trên mạng. Ở Trung Quốc, văn học mạng phát triển mạnh, đọc trên mạng nhanh và tiện lợi. Cô thường chọn đọc những tác phẩm chưa xuất bản. Câu chữ các tác phẩm ấy chưa được chuẩn, vẫn còn nguyên sơ những gì của tác giả ấy muốn thể hiện.

Xuân Thụ cũng đọc nhiều văn học nước ngoài và thích những nhà văn Nga. Theo cô, văn học Nga lột tả được đặc điểm, tính cách, nội tâm nhân vật rất tốt, vẫn còn giữ được văn hóa và nét cổ điển. Cô thích những nhà văn cổ điển, thường đọc thơ Puskin, truyện của Antôn Sêkhốp. Cô cười và thành thật nói chưa từng đọc tác phẩm văn học Việt Nam.

Xuân Thụ từng bỏ học từ cấp ba. Cô được giới trẻ Trung Quốc biết đến vì cuộc sống rất tự do, viết các tác phẩm mang tính nổi loạn về tình yêu, tình dục của giới trẻ. Ngoài viết văn, làm thơ cô còn viết báo, làm quảng cáo và biểu diễn nhạc rock. Hỏi công việc chính của cô là gì? Cô bảo với cô không có công việc nào là chính cả. Cô kết hợp làm nhiều việc, lấy việc phụ nuôi sống bản thân để sáng tác. Cô yêu thích mèo nên có lẽ công việc chính hiện nay của mình là... nuôi mèo!

Một nhà báo hỏi vui rằng trông cô cá tính và khỏe khoắn thế, liệu có cần một đôi tay đàn ông che chở không? “Tôi mà khỏe khoắn gì, tôi đang ốm đây này!”. Câu đùa lại của cô làm ai cũng bật cười.

Xuân Thụ đã sang Mỹ du học. Hỏi sao cô lại chọn Mỹ mà không là một nước nào khác? Cô bảo thích cuộc sống hiện đại cùng văn hóa Mỹ. Khi qua đó vài tháng học ngoại ngữ, cô mới thấy với khả năng ngoại ngữ của mình, cô khó đáp ứng và thích nghi với cuộc sống và học tập tại đó. Nhưng ở Mỹ cô có thêm nhiều người bạn mới.

Xuân Thụ đi nhiều và viết nhiều. Cô đang tập hợp, sửa chữa lại những tác phẩm văn thơ để tái bản và ra mắt một số tập mới. Trong các chuyến đi cô đã ghi chép rất nhiều. Cô thích thơ hơn là văn. Với cô, tiểu thuyết có thể trôi theo thời gian, còn thơ thì đọng lại mãi mãi. Làm thơ nhờ vào sự tài hoa, còn viết tiểu thuyết cô dựa vào kinh nghiệm.

Dòng văn học trẻ Trung Quốc, các yếu tố sốc, sex, nổi loạn là không thể thiếu trong tác phẩm. Xuân Thụ bảo mình sử dụng sex không phải để thu hút độc giả mà muốn tác phẩm của mình có sự chân thực hơn.

Búp bê Bắc Kinh (đã có bản dịch Việt ngữ) được viết theo thể loại tự truyện. Theo Xuân Thụ, thể loại không quan trọng mà chỉ là cách để tác phẩm đến với công chúng dễ dàng và hiệu quả. Nhà văn cho rằng viết tự truyện và sự thành công quá sớm không ảnh hưởng đến quá trình sáng tác nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống.

Sau khi Búp bê Bắc Kinh ra đời, một thời gian dài sau đó (nhất là từ năm cô 19 đến 21 tuổi) cô bị khủng hoảng tinh thần một cách nặng nề. Sự từng trải quá nhiều làm cô mất lòng tin với con người. Khi còn trẻ, tình bạn thường trong sáng. Sau đó cô mất đi rất nhiều bạn bè. Nhưng khi ấy cô còn trẻ nên khả năng hồi phục niềm tin cũng nhanh chóng. Cô mạnh mẽ lạc quan, luôn quên đi quá khứ, hướng tới tương lai để sống và sáng tác.

Xuân Thụ kể trong một buổi luận bàn về Búp bê Bắc Kinh tại Trường đại học Bắc Kinh, một nhà văn lớn tuổi có uy tín đã phê bình cô nhưng cũng thừa nhận rằng cô có cách thể hiện khá lạ so với bạn viết cùng trang lứa. Viết khác lạ nhưng việc độc giả có thích không lại là chuyện khác. Cuối cùng tác phẩm của cô được đón nhận không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên thế giới.

Ngoài Búp bê Bắc Kinh, cô đã xuất bản hàng loạt sách: Tê dại, Ngẩng đầu nhìn sao Bắc Ðẩu, Sáng tác trong bóng tối, Hai số mệnh, Ðứa con đỏ, Tuyển tập Xuân Thụ 4 năm. Riêng Búp bê Bắc Kinh đã bán bản quyền tại hơn 20 nước trên thế giới.

Có người nhận xét cô chỉ viết về giới trẻ Bắc Kinh như thế không mang tính toàn cầu. Xuân Thụ cho biết dù cô viết ở Bắc Kinh hay ở đâu, tác phẩm của cô vẫn mang tính thời đại. Tuổi trẻ trên thế giới gần giống nhau, cô tin rằng sẽ có độc giả. Văn chương không phụ thuộc lắm vào tuổi tác của nhà văn mà là tâm thế người viết đứng ở góc độ nào mà thôi. Cô hi vọng sau khi Chibooks chuyển ngữ, những tác phẩm của cô sẽ đến được với bạn đọc trẻ Việt Nam dễ dàng hơn.

Xuân Thụ không viết theo đề cương có sẵn mà theo dòng cảm hứng. Khi ấy cô không đi đâu, ngồi nhà viết liên tục trong vòng vài tháng cho đến lúc hoàn thành tác phẩm. Khi viết cô thường mở nhạc, đủ các loại nhạc. Nhạc chỉ làm nền thôi bởi sau đó cô bị cuốn vào trang viết và không còn biết có tiếng nhạc nữa.

Hỏi nhà văn có tiếp tục theo đuổi văn chương hay không? Xuân Thụ cười và trả lời, cô sẽ theo nghiệp văn chương, sẽ tìm công việc nhẹ nhàng khác để nuôi sống văn chương.

o6qjD2Qx.jpgPhóng to

Áo Trắng số Tất Niên (số 1) ra ngày 15/01/2012 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

BÀNG CÁT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên